Nước thải công nghiệp là gì ? Nước thải sinh hoạt là gì ? Các quy chuẩn nuoc thai như thế nào ? 

Nước thải công nghiệp là gì

hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp – sinh hoạt tại các nhà máy thu gom nước thải

Nước thải công nghiệp là một dạng chất lỏng chứa nhiều tạp chất được sản sinh ra từ hệ thống sản xuất tại các nhà máy khu công nghiệp

Ví dụ :

  • Nước thải được tạo ra từ quá trình vệ sinh tẩy rửa vệ sinh các bộ phận khu vực nhà máy
  • Nước thải được tại ra từ việc sinh hoạt của các công nhân viên trong nhà máy
  • Hoặc khâu chế biến trước khi đưa sản phẩm vào phải thông qua một hệ thống làm sạch để thải đi các chất bẩn….

Thông thường; các dạng nước thải công nghiệp rất độc hại đối với môi trường vì kèm theo là các loại hỗn hợp hóa chất, axit, các chất hóa học….

Nước thải sinh hoạt là gì

nước thải sinh hoạt là gì
Nước thải sinh hoạt là gì ? Và tại sao cần hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là một dạng nước thải chứa ít tạp chất hơn nước thải công nghiệp. Là phần nước được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của các hộ gia định như tắm rửa; vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa; chế biến thức ăn….

Ngoài ra; nước thải sinh hoạt là nước thải phân bố rộng rãi khắp nơi trong các hộ dân; khu dân cư. Còn nước thải công nghiệp được phân theo từng vùng nơi các nhà máy khu công nghiệp hoạt động

Nước thải Y tế – Bệnh Viện là gì

bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải
Bể điều hòa dùng trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hiện nay

Nước thải Y tế – Bệnh Viện là nguồn nước thải cũng rất ô nhiễm được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của người bệnh; các khâu điều trị – Xét nghiệm; nước thải từ các ca phẫu thuật , vệ sinh thiết bị …..

Đặc biệt là các nguồn nước thải độc hại từ các chất phóng xạ lỏng; các nguồn bệnh khắp nơi đổ về mang tới nhiều loại vi khuẩn có mức độ lây nhiễm cao. Chính vì thế; loại nước thải đặc biệt này tuyệt đối phải được xử lý và không cho lan ra ngoài môi trường gây ô nhiễm các nguồn nước khác

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

Tiêu chuẩn các loại nước thải được nhà nước quy định và lập thành bảng chuẩn rất khắc khe. Vì đây là nguồn nước làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường rất lớn; và gây ra nhiều thiệt hại cho người dân và các hộ kinh doanh trên sông

Theo thông tư hiện hành QCVN 40:2011/BTNMT; do ” Ban soạn thảo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước đề ra ( Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011) thì quy chuẩn nước thải chia làm 2 nhóm:

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A

Là loại nước thải có chỉ số ô nhiễm thấp nhất; Chúng sẽ được đưa vào tái chếsau đó sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân

Đây cũng là một chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kỹ lượng chất lượng của nguồn nước thải sinh hoạt trong dân

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B

Là loại nước thải cần được sử lý cẩn thẩn vì mức độ ô nhiễm của các mức nước thải này quá lớn. Nếu để lan tràn ra môi trường bên ngoài sẽ dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề

Ví dụ như những trường hợp cá do các hộ dân nuôi chết hàng loạt trên sông do ô nhiễm nguồn nước. Mà nguyên nhân chính là do các nhà máy; thải nước ô nhiễm ra sông để đỡ tổn hao chi phí xử lý nước thải hằng năm của nhà máy. Tuy nhiên; điều này lại gây tổn thất lớn gấp hàng chục lần đặc biệt là các hộ dân nghèo

Chính vì thế; lượng nước thải này phải được chuyển tới hệ thống các nhà máy thu gom và xử lý nước thải. Nhằm mục đích bảo vệ môi trường trong tương lai

Bảng quy chuẩn nước thải công nghiệp

Là bảng thể hiện rõ nét các quy định về mức độ ô nhiễm nước thải mà ban quản lý nước thải nhà nước cho phép

tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Bảng tiêu chuẩn quy định nồng độ % các thành phần chứa trong nước thải từ đó quy ra chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước

Mức độ ô nhiễm nước thải ở đây là tỷ lệ các thành phần tạp chất chứa trong nước thải sinh hoạt; hoặc nước thải công nghiệp không được vượt quá mức quy định trên. Và tỷ lệ này được phân tích giám sát thông qua các phương pháp xác định nhiệt độ, độ PH của tạp chất; phương pháp pha loãng tạp chất hoặc xác định màu sắc…..

Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải mà giám sát đo mức nước thải trong công nghiệp bạn đang quan tâm

Các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải tiếng anh là Waste water treatment. Còn hệ thống xử lý nước thải tiếng anh bên nước ngoài người ta gọi là Waste water treatment plant; hay còn gọi là các công ty hoặc nhà máy xử lý nước thải [ công nghiệp – Sinh hoạt – Y tế ]. Dưới đây; tôi xin chia sẻ đến bạn đọc 2 phương pháp xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay

Ô nhiễm môi trường nặng nề gây tổn thất lớn cho xã hội đa phần là do các loại rác thải tạo ra. Đặc biệt là nước thải vì tỷ lệ ô nhiễm lan trên diện rộng rất nhanh khi có nguồn nước. Chính vì thế; vấn đề xử lý nước thải trong nhà máy khu công nghiệp; Y tế bệnh viện, sinh hoạt là rất cần thiết

Để xử lý tốt nguồn nước thải các nhà máy; ta phải xây dựng cả một hệ thống công nghệ với nguồn vốn đầu tư hoàn toàn không nhỏ. Trong đó; vấn đề kỹ thuật và các máy móc công nghệ xử lý nước thải luôn được chú trọng và tối ưu hóa nhất

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Sinh hoạt – Công nghiệp bằng phương pháp sinh học kỵ khí

Kỵ khí có nghĩa là tách khí. Tức là quy trình xử lý nước thải dựa trên việc phân hủy các hợp chất hữu có chứa trong nước thải; thành các dòng khí theo phương pháp hóa học và nguồn nước tái xử dụng

Quá trình xử lý nước thải công nghiệp được chia làm 3 giai đoạn chính:

  • Đưa nước thải vào các hồ kỵ khí để một thời gian
  • Tại đây; một số hóa chất hữu  trong nước thải tự phân hủy
  • Trong quá trình phân hủy các hợp chất sẽ tác động theo tính chất hóa học tạo nên sự kết tủa lắng đọng thành lớp bùn và một số tạo thành các loại khí CO2; khí metan, các loại axit hữu cơ khác…..

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được tiếp tục xử lý theo phương pháp khác

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học hiếu khí tiết kiệm chi phí doanh nghiệp

Chúng ta có thể xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí trong điều kiện tự nhiên hóa hoặc nhân tạo. Trong đó; để đẩy nhanh quá trình xử lý nước thải; các nhà máy hầu hết tạo một môi trường nhân tạo tốt nhất để xử lý các tạp chất hữu cơ đối với phương pháp này

Qúa trình xử lý nước thải sinh hoạt; hay công nghiệp theo phương pháp hiếu khí cũng được phân làm 2 giai đoạn chính:

  • Sử dụng các thiết bị công nghệ sục khí liên tục đẩy các sinh vật trong nước thải luôn ở trạng thái lơ lửng. Đồng thời tự tạo khí O2 giúp các sinh vật phân hủy tạo thành các chất như nước, CO2; NH3…..
  • Quy trình xử lý trong các bể xử lý nước thải hoạt động liên tục theo nguyên lý: Sục khí làm đầy  – Tạo phản ứng hóa học – Để một thời gian ngắn cho các tạp chất lắng xuống – Sau đó xả các tạp chất lắng đọng ra bên ngoài và tiếp tục sực khí…..

Ngoài 2 phương pháp trên; còn nhiều cách lọc nước sạch bằng phương pháp thủ công tự nhiên đỡ tốn chi phí nhưng thời gian xử lý khá lâu

Hệ thống giám sát nước thải bằng siêu âm

Ở phần chia sẻ nước thải công nghiệp là gì đã giúp bạn đọc hình dung ra tầm quan trọng; và các phương pháp xử lý nước thải tối ưu

Tuy nhiên; để theo dõi và giám sát mực nước thải trong các bổn bể xử lý phải cần một thiết bị cảm biến giám sát hệ thống nước thải thông qua máy tính

Hiện nay; 2 phương pháp phổ biến nhất tại các trạm xử lý nước thải đó là sử dụng cảm biến bắn sóng siêu âm để báo lượng nước thải trong bể; hoặc cảm biến thả chìm trong nước dạng tĩnh báo mức nước thải

Cảm biến đo mức nước thải tiếp xúc

Là dòng cảm biến đo mức thả chìm dưới đáy bể nước thải và dựa vào áp suất chênh lệch từ đó tính toán ra khoảng cách chiều cao mức nước; hoặc thể tích bể nước thực tế

cảm biến đo mức nước thải thả chìm
Đo mức nước thải dạng tiếp xúc thả chìm dựa vào sự chênh lệch áp suất của cảm biến thủy tĩnh

Ưu điểm của cảm biến tiếp xúc

  • Mức giá thành khá rẻ so với các dòng cảm biến khác trên thị trường
  • Độ nhạy rất tốt
  • Khả năng chống nước cao

Nhược điểm của cảm biến thả chìm

  • Sử dụng một thời gian ngắn lớp bùn và các chất bẩn bám vào gây báo sai.
  • Trong nước thải công nghiệp có chứa các tạp chất lẫn axit – hóa chất ăn mòn nên độ bền thiết bị không cao

Đầu dò mức nước thải bằng phương pháp siêu âm

đo mức nước thải bằng phương pháp siêu âm
Sử dụng cảm biến siêu âm bắn sóng kiểm soát mức nước thải tín hiệu ra 4-20mA

Thực tế; hiện nay đa phần thay thế bằng dòng siêu âm đo mức nước vì nó là dạng cảm biến đo mức không tiếp xúc trực tiếp chất lỏng

Ưu điểm khi dùng siêu âm

  • Độ chính xác rất cao 0.15%
  • Thời gian đáp ứng nhanh ( Có thể tùy chỉnh thời gian truyền tín hiệu về)
  • Ngoài vấn đề output analog thì siêu âm có options output trực tiếp ra rs485 để giám sát online trên internet
  • Thiết kế nhỉ gọn và dễ lắp đặt

Nhược điểm của siêu âm

  • Mức giá cao hơn dòng thả chìm ( Chênh lệch không đáng kể )

Nếu so về tính kinh tế và độ ổn định; thì phương pháp sử dụng cảm biến mức nước dạng không tiếp xúc vẫn tốt hơn về lâu về dài

Hy vọng; bài chia sẻ nước thải công nghiệp là gì sẽ hỗ trợ cho người dùng nhiều kiến thức bổ ích; và các phương pháp xử lý nước thải tối ưu nhất