Nội dung bài viết
Plc là gì | Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị lập trình plc
Thiết bị lập trình plc hiện nay rất quan trọng đối với các dây chuyền sản xuất với nhiều ứng dụng đa dạng input nhiều kênh tín hiệu thông qua mô đun card nở rộng. Đồng thời output analog / rs485….. Vậy !
Giới thiệu thiết bị lập trình PLC là gì
Về tổng quan thiết bị lập trình Plc là một loại thiết bị điều khiển tự động viết tắt của từ Programmable Logic Controller là một thiết bị được thiết kế ra nhằm mục đích đọc tất cả các dữa liệu analog hoặc modbus; và giải mã chúng sau đó output ra 1 tín hiệu mới điều khiển van, bơm, biến tần…..
Ứng dụng của plc
Một vài ứng dụng thường thấy đối với các dòng thiết bị lập trình plc mà chúng ta thường thấy như:
- Điều khiển hệ thống bơm nước thải
- Vận hành dây chuyền sản xuất nước ngọt, bia
- Lấy tín hiệu từ biến trở trên con xilanh để điều khiển máy uốn thép
- Điều khiển đóng mở van trên đường ống
- Hiệu chỉnh các thiết bị hàn cắt trong công nghiệp
- Nhận tín hiệu từ các con cảm biến đo mức nước; con folow metter để điều khiển trực tiếp mực nước tại các khu vực đo………..
Ưu điểm của plc
- Gắn được nhiều cadr mở rộng input đa dạng nhiều tín hiệu vào
- Tốc độ xử lý của nhiều con plc rất nhanh
- Hỗ trợ truyền thông USB, SMS, rs422, rs432, rs485…..
- Kết nối I/O lên tới 384 I/O
- Kiểm soát và hiệu chỉnh chế độ cài đặt tùy ý
- Khả năng chống nhiễu tín hiệu analog tốt – tín hiệu truyền về có độ chuẩn xác đáng tin cậy
Nhược điểm của plc
- Về cài đặt cảm thấy rất khó cho những người mới tiếp xúc, còn tiếp xúc lâu thì khá dễ
- Giá thành bộ điều khiển plc mặc dù rẻ nhưng chi phí mua phần mềm lập trình cao
Tất nhiên; con plc càng giá trị cao thì chức năng càng đa dạng và tốc độ xử lý khá nhạy. Điển hình là các thương hiệu phân phối plc lớn và uy tín như: Siemen, Mitsubishi
Cấu tạo của Plc
Plc có cấu tạo gồm:
Hộp nhựa bọc bên ngoài có chức năng chống bụi bẩn, nước hoặc chống va đập với các vật thể xung quanh
Phía trong là boar mạch hay còn gọi đầu não CPU. Đây là phần quan trọng bao gồm các chức năng giải mã dựa trên các ngôn ngữ lập trình để biến đổi thành các thông tin để người sử dụng có thể hiểu được
Trong CPU còn tích hợp luôn bộ nhớ lưu trữ với lưu lượng nhiều tỏng vòng mấy chục năm
Có các ngõ input đầu vào và output đầu ra và nhiều nguồn cấp dạng 24v/ 220v tùy vào thiết kế từng con plc
Nguyên lý làm việc của Plc
Bản thân con lập trình plc nó sẽ dựa vào việc nhận tất cả các tín hiệu input từ các thiết bị. Sau đó giải mã dựa trên các ngôn ngữ thuật toán thông qua cấu hình phân tích CPU tích hợp phía trong thiết bị
Cuối cùng output tín hiệu điều khiển truyền về bơm, van, biến tần để hiểu chỉnh theo đúng yêu cầu người sử dụng đã calip trước đó
Hoặc output dạng modbus rtu rs485 truyền thông trên hệ thống internet được móc nối sẵn
Bên cạnh đó; PLC còn có một bộ nhớ lưu lại tất cả các thông tin truyền tải trong thời gian rất dài
Lưu ý: LADDER là ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất đối với các dòng thiết bị plc
Cách đấu dây thiết bị lập trình plc
Việc đấu dây thiết bị truyền tải tín hiệu trực tiếp về Plc khá đơn giản đối với các dòng rs485 hoặc output ra dạng Vôn
Đối với dòng output mA truyền về plc thì ta phải lưu ý dòng 4-20mA; vì căn bản nó có tới 2 loại tín hiệu 4-20ma Active và 4-20mA Passive. Và 2 cách đấu này hoàn toàn khách nhau. Nếu chúng ta đấu nhầm thì chắc chắn con plc không thể nào đọc được
Ví dụ kết nối cảm biến với plc
Điển hình về việc đấu nối thiết bị cảm biến áp suất với plc !
Đã từng có trường hợp khách hàng hỏi tôi về vấn đề đấu nối này. Và họ đặt câu hỏi tại sao đấu nối đúng mà lại không hiển thị được áp suất trên màn hình
Xin thưa là con áp suất truyền về plc bằng tín hiệu 4-20mA dạng Passive. Cho nên, việc đấu dây cảm biến áp suất với bộ lập trình plc phải thông qua một bộ nguồn 10-24v và đấu nối dạng vòng theo hình phía dưới
Chứ không phải sử dụng 2 dây âm dương output đấu thẳng vào 2 dây âm dương con plc là nó sẽ hiển thị
Nếu chưa hiểu lắm thì bạn nên đọc bài này:
Tín hiệu Passive và Active là gì
Bài chia sẻ đó; sẽ hỗ trợ bạn cách nhận biết – phân biệt 2 dòng tín hiệu 4-20ma active và Passive. Đồng thời; đưa ra phương pháp đấu dây cụ thể cho từng trường hợp !
Hướng dẫn lập trình plc
Để lập trình được một con plc thì bạn phải hiểu kỹ các kiến thức căn bản về plc thì mới tham gia lập trình chuẩn xác và nhanh hiểu
Do vậy; viết chia sẻ cách lập trình plc trên này thì chắc chắn các bạn sẽ rối . Vì căn bản cái này phải lập trình trực tiếp trên máy thực hành theo sự hướng dẫn của người hiểu biết thì mới rành
Chính vì thế; sắp tới tôi sẽ ra một video hướng dẫn chi tiết cách lập trình con thiết bị plc cho nhiều trường hợp khác nhau một cách gọn gàng; và nhanh chóng để bạn đọc thực hành theo trên máy dễ dàng hơn. Hoặc các bạn có thể sắp xếp thời gian hẹn tôi một buổi nào đó quanh quanh Q9 tôi sẽ hỗ trợ