Công tơ điện là gì | Báo giá các loại công tơ điện tử 1 pha – 3 pha
Xét về chuyên đề công tơ điện. Nó là cả một đề tài mà rất nhiều bạn thắc mắc. Từ ứng dụng cho đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại công tơ điện. Hoặc cách đọc chỉ số hay cách đấu dây các dòng công tơ điện tử này. Vậy công tơ điện dùng để làm gì !
Công tơ điện là gì

Công tơ điện hay còn gọi là đồng hồ điện là một thiết bị mà hầu hết mỗi hộ cá nhân hay các khu vực sản xuất đều phải có. Đây là một thiết bị đo dạng đồng hồ điện tử ứng dụng trong việc thống kê toàn bộ lượng điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình cá nhân hay một hệ dây chuyền sản xuất theo tchu kỳ ngày, tháng, năm
Đặc biệt; tại các khu vực dãy trọ nếu quan sát ta sẽ thấy mỗi phòng có một cái đồng hồ đo đếm điện năng
Công tơ điện tiếng anh là gì

Công tơ điện tiếng anh gọi là electric meter hoặc công suất Kwh meter. Tóm lại: Coông tơ điện được sử dụng để đo đếm kiểm soát lượng điện năng tiêu thụ nhằm giúp nhà nước truy thu tiền điện theo từng tháng hoặc từng quý
Dưới đây là chi tiết về cấu tạo và nguyên lý vận hành của một dòng công tơ điện
Các loại đồng hồ công tơ điện
Công tơ điện được phân làm 2 loại chính là loại 1 pha và 3 pha. Trong công tơ điện 1 pha có: 1 pha dạng cơ và 1 pha dạng điện tử. Và trong công tơ điện 3 pha cũng thế. Chúng được sử dụng dưới dạng trực tiếp hoặc dáng tiếp

Công tơ điện 1 pha
Dòng công tơ điện 1 pha chính là loại đồng hồ đo điện năng tiêu thụ mà mỗi gia đình chúng ta có một cái. Sử dụng để thanh toán tiền điện cuối tháng.
Tất nhiên; loại công tơ này được áp dụng cho mạng lưới điện một pha
Công tơ điện 1 pha dạng cơ

Là loại đồng hồ đo điện năng thiết kế dạng đĩa quay. Khi ta sử dụng điện tiêu thụ đĩa sẽ quay. Và khi nó quay được một vòng sẽ tương đương với một số điện. Bạn có thể kiểm tra bằng cách xem đồng hồ công tơ điện ở nhà
Công tơ điện tử 1 pha
Là loại công tơ điện ghi lượng điện tiêu thụ độ chính xác cao. Bạn có thể cài đặt chu kỳ ghi lượng điện tiêu thụ một cách tùy ý

Bên cạch đó; nó còn có chức năng báo động bằng đèn nếu trong nhà có chỗ bị rò rĩ điện năng
Dòng này giám sát được cả dòng điện áp và tải điện dạng ampe với độ tin cậy gần như tuyệt đối. Chi tiết phần đọc các chỉ số công tơ được thể hiện ở các mục dưới !
Công tơ điện 3 pha gián tiếp – Trực tiếp
Là thiết bị giám sát điện năng tiêu thụ sử dụng nhiều tại các dây chuyền nhà máy sản xuất; các trạm điện cao thế và các loại công trình dự án điện sử dụng mạng lưới điện 3 pha

Ví dụ:
- Công tơ điện tử 3 pha 4 dây 3 biểu giá
- Công tơ điện 3 pha gián tiếp – Trực tiếp
- Hay công tơ điện tử 3 pha 1 giá hoặc 3 giá
Cấu tạo của công tơ điện tử 1 pha – 3 pha
Về cấu tạo và nguyên lý làm việc các dòng công tơ điện nó khá dài. Chính vì thế; ở đâu tôi chỉ đưa ra cấu tạo chuẩn của dòng công tơ điện thông dụng nhất đó là dạng cơ.
Cấu tạo công tơ điện 1 pha
Đầu tiên là một lớp vỏ bọc nhằm ngăn chặn bụi và hơi nước xâm nhập vào các bộ phận bên trong. Trong vỏ bọc có 1 cái gioăng nhằm cản hơi nước hoặc nước chảy vào

Sau khi tháo lớp vỏ ta thấy có tổng 5 dãy số. Trong đó; 4 dãy số đầu chỉ thị số điện mình dùng trong tháng. Số cuối cùng cứ 1 vòng đĩa quay là ra một số công tơ. Mà đĩa quay 1 vòng sẽ tương ứng từ 0-10 và cứ tới 10 nó lại quay lại từ 0 và bên dãy 4 số được tăng thêm 1 số điện. Ví dụ: 0997 đĩa quay 1 vòng ra 0998
Ví dụ cách đọc đồng hồ điện
Số điện mình đang tiêu thụ cuối tháng thể hiện: 0998 thì dân ghi điện họ sẽ ghi số này và không quan tâm đến số cuối. Dòng số cuối hiển thị trên đồng hồ cơ có màu đỏ. Nó dạng như phần dấu phẩy không để ý tơi. Ví dụ 998,5 hay 998,7…..
Ở đây; mình chỉ ví dụ sơ lược cách đọc để các bạn dễ hiểu. Ở phần dưới sẽ có cách đọc chi tiết hơn cho các dòng đồng hồ đo điện năng tiêu thụ này.
Trên đồng hồ có 2 ốc ngón tay giữa tôi chỉ thể hiện đầu vào và kế ngón tay giữa là output đầu ra

Công tơ điện 1 pha có một cuộn áp lớn và 2 cuộn dòng nhỏ:
Cuộn áp được đấu song song với dây phụ tải . Điểm đặc biệt là mặc dù cuộn dây được tích hợp số vòng dây rất nhiêu nhưng tiết diện dây lại khá nhỏ

Cuộn dòng điện thì ngược lại. Nó được mắc tiếp nối với dây phụ tải. Đồng thời; mặc dù số vòng dây con này ít nhưng tiết diện dây lại lớn

Đĩa xoay được tích hợp bằng nhôm. Khi ta sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào như máy quạt, nồi cơm điện… Thì đĩa nhôm này quay. Tốc độ đĩa nhôm quay nhanh hay chậm tùy vào công suất thiết bị lớn hay nhỏ

Nguyên lý làm việc của công tơ điện tử 1 pha
Đối với công tơ điện 1 pha nguyên lý làm việc của nó như sau:
Khi ta bật một chiếc quạt thì điện tiêu thụ thì lập tức 2 cuộn dòng sẽ xuất ra một sóng từ thông từ đó tạo ra dòng điện trên cuộn áp.

Lúc này đĩa nhôm sẽ quay. Tất nhiên; đĩa nhôm quay đều và ổn định theo lượng điện tiêu thụ vẫn phải nhờ lực cản của 4 cục nam châm vĩnh cửu
Đĩa nhôm quay tác độc lên bánh răng trục số làm số điện thay đổi liên tục số điện hiển thị trên đồng hồ
Về nguyên lý làm việc của c
Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha
MV3E4 là model của thiết bị công tơ điện
Số SX: Có nghĩa là số thứ tự từng con công tơ điện được sản xuất ra
3*220/380V: Thể hiển việc giám sát đo điện 3 pha loại 220V hoặc loại 380V đều được
3*5A: Yêu cầu chúng ta sử dụng con biến dòng sơ cấp phải có dòng ra nhỏ nhất là 5A mà nó đo được

Hình trên là loại công tơ điện đọ gián tiếp qua citi.
Còn 50 hz là tần số dòng lưới điện
450 vòng / KWH: Điều này có nghĩa là cái đĩa nó quay tầm 450 vòng thì đồng hồ sẽ sản sinh tra 1kwh điện
27 oC: Là phạm vi mà đồng hồ hoạt động chuẩn
2017: Là năm sản xuất ra chiếc đồng hồ công tơ điện này
Còn các con số 01517,7 là số kw điện đã tiêu thụ
Cách đấu công tơ điện 3 pha truc tiep – gián tiếp
Sơ đồ cách đấu đồng hồ điện 3 pha
Đối với công tơ điện 3 pha; việc đấu nối đo tải tiêu thụ phải cần tới 3 con biến dòng sơ cấp phục vụ trong quá trình đấu nối

Theo sơ đồ trên thì cứ một vòng tròn tượng trường cho 1 pha. Và cứ 1 pha nó sẽ có 3 dây đấu nối:
Sau khi thông qua biến dòng sơ cấp thì tín hiệu từ chân K biến dòng sẽ đấu vào chân số 1. Sau đó; đấu nguồn áp của pha 1 về chân số 2 và cuối cùng chân số 3 đồng hồ đấu vào chân L biến dòng sơ cấp
Đối với pha 2 chân k biến dòng 2 đấu vào chân số 4 đồng hồ – Nguồn áp pha 2 đấu vào chân 5 và Chân L biến dòng 2 đấu vào chân 6. Sau đó dùng một dây điện đấu cầu chân số 3 và chân số 6

Pha 3 chân k biến dòng 3 đấu chân 7 – nguồn áp pha 3 đấu chân 8 và chân L biến dòng 3 đấu vào chân 9 đồng hồ. Tiếp tục đấu cầu chân 6 với chân 9
Lây một dây đấu chân 11 rồi cho tiếp địa
Cách đấu công tơ điện 1 pha 2 dây

Việc đấu nối các con công tơ điện 1 pha 2 dây khá dễ. Ta chỉ cần:
- Một thiết bị đồng hồ công tơ điện 1 pha
- 1 con aptomat đá tiếp điểm
- Dây dẫn điện + Ổ cắm điện và một số thiết bị sử dụng làm tiêu thụ điện năng
Quy trình đấu nối như sau:

Tại khu vực đấu nối trên con đồng hồ đo điện năng tiêu thụ có 4 chân thể hiện lần lượt các số thứ tự 1-2-3-4 tương ứng với:
- Pha lửa đấu nối vào công tơ
- Pha lửa output ra thiết bị vận hành
- Dây nguội cấp đấu vào đồng hồ
- Dây nguội output ra thiết bị vận hành
Thường dây pha lửa sẽ là dây màu đỏ và dây nguội là một màu khác biệt tùy hãng sản xuất

Ta bắt đầu cấp nguồn cho công tơ điện bằng cách đấu 2 dây lửa + nguội vào chân số 1 và 3
Sau đó; cấp 2 dây pha lửa + nguội ra cho thiết bị sử dụng như hình đấu vào aptomat lần lượt theo thứ tự chân L – N
Tham khảo thêm:
Sự khác nhau giữa điện 1 pha và điện 3 pha