Nội dung bài viết
Các loại tủ điện công nghiệp luôn được các hệ thống sản xuất lớn nhỏ quan tâm đến về kích thước – Kiểu dáng cho đến cách đây dây và lắp đặt sao cho tiết kiệm và gọn nhất
Vậy Tủ điện là gì ? Có bao nhiêu loại tủ điện sử dụng trong công nghiệp ? Và Cách đấu bảng điện 2 công tắc 2 ổ cắm như thế nào ? Ở bài này sẽ giải đáp hầu hết các thắc mắc cho bạn đọc. Trong quá trình chia sẻ về các loại tủ điện công nghiệp hay tủ điều khiển có gì sai sót. Mong anh em kỹ thuật hỗ trợ góp ý thêm !
Các loại tủ điện công nghiệp
Trước khi đi vào chuyên sâu về từng loại tủ điện và giá cả của chúng. Anh em nên tìm hiểu để biết thêm cơ bản về các loại thiết bị này !
Tủ điện là gì ?
Tủ điện công nghiệp là một loại tủ chỉ chuyên thiết kế nhằm mục đích bố trí và lắp các thiết bị và linh kiện điện tử vào trong tủ điện như: Các thiết bị đóng ngắt như relay, bộ cấp nguồn; các bộ chuyển đổi tín hiệu, contactor……
Bảo vệ chúng như chống bụi, chống va chạm; cách biệt giúp bảo đảm an toàn cho người lao động trong làm việc…..
Thiết kế tủ điện công nghiệp
Về hình dáng và kích thước thì các loại tủ điện công nghiệp được thiết kế theo từng hệ thống sản xuất cụ thể làm sao đó để khi lắp đặt tủ giúp tiết kiệm được không gian sản xuất tối đa nhất – Thể hiện được đầy đủ các thiết bị điện tử trong tủ với chi phí rẻ nhất
Lắp đặt tủ điện công nghiệp
- Để thiết kế được tủ điện chuẩn + Phù hợp với vị trí lắp đặt và giúp tiết kiệm diện tích cho các hệ thống sản xuất thì anh em phải lưu ý các kinh nghiệm quan trọng sau:
- Khảo sát và đo đạc khu vực lắp đặt tủ điện
- Tính toán dự phòng những thiết bị nào sẽ lắp vào tủ điện
- Đối với các khu vực thiết kế máy móc motor động cơ khủng thì tính toán thêm kích thước dây dẫn điện
Thiết kế vỏ tủ điện công nghiệp
- Về chất liệu thì việc thiết kế các loại tủ điện có thể làm bằng nhựa hoặc inox kết hợp một lớp sơn tĩnh điện sử dụng lắp đặt ngoài trời hoặc trong nhà
Sơ đồ tủ điện công nghiệp
Sau khi khảo sát khu vực lắp đặt tủ điện và dự toán các thiết bị lắp trong đó
Ta bắt đầu thiết lập bản vẽ đi sơ đồ điện cụ thể một cách chi tiết. Tất nhiên; vấn đề tạo nên sơ đồ mạch phải sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ mạch điện công nghiệp
Phần mềm thiết kế mạch điện công nghiệp
Sau khi có được bản vẽ tủ điện anh em bắt đầu vào giai đoạn kiểm tra rà soát lại bản vẽ và thiết kế mạch điện cho tủ
Theo kinh nghiệm nhiều năm thì việc thiết kế mạch điện công nghiệp phải có một chuyên gia thiết kế thành thạo và có tính sáng tạo
Bên cạnh đó; trên thị trường hiện nay có khá nhiều phần mền thiết kế điện công nghiệp. Tuy nhiên; bạn nên tham khảo một số phần mềm sau: Altium Designer; Proteus Design, Orcad, Sprint Layout,Eagle. Đây là một trong những phần mềm thiết kế tủ điện dùng khá ok mà tôi từng biết
Thi công tủ điện công nghiệp
Là một trong những bước khá quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp
Chúng ta nên chú ý chi tiết hơn về các bước đã thiết kế trước đó để tạo nên một con tủ điện công nghiệp hoàn chĩnh:
- Chuẩn bị các vật tư cần thiết dựa vào bản vẽ sơ đồ tủ điện
- Khảo sát thực tế một lần nữa nơi lắp đặt tủ điện trong hệ thống sản xuất công nghiệp tại nhà máy
- Kiểm tra công tác thiết kế điện trên phần mềm xem có sai sót gì không
- Sau khi các bước kiểm tra hoàn thành ta bắt đầu tiến hành thi công điện
- Cuối cùng sau khi thi công tiến hành nghiệp thu và cho chạy thử nghiệm. Nếu ok hết rồi tiến hành bàn giao lại cho nhà máy và hỗ trợ nhà máy sử dụng
Tổng hợp các loại tủ điện công nghiệp
Dựa vào cấu trúc tổng thể của từng hệ thống sản xuất nghiệp mà các nhà sản xuất luôn tạo ra các loại tủ điện lớn nhỏ phù hợp với quy chuẩn nhà nước và quy cách đáp ứng nhu cầu tối đa cho các bài toán công nghiệp hiện nay
Vậy !
(Tủ MSP ) Tủ MSB là gì ?
Khu vực nào có các trạm điện hạ thế tầm cỡ 15kV đổ lại thì nơi đó anh em sẽ thấy các loại tủ MSB được lắp đặt lại đó. hoặc được sử dụng lắp tại nhà hàng, khách sạn lớn, bệnh viện….
Mấy con tủ này đa phần chứa các loại aptomat dùng chính cho việc đóng ngắt điện thế nhằm bảo vệ; plc, thiết bị chuyển đổi….
Tủ điện điều khiển khu vực trung tâm
Là loại tủ điện cũng sử dụng chứa các thiết bị điều khiển đóng ngắt động cơ máy móc trong dây chuyền sản xuất
Điểm nổi trội của các dòng tủ điện điều khiển trung tâm là sự thiết kế đẹp – không gian rộng rãi cho thiết bị lắp đặt – thiết kế nhỏ gọn giúp tạo nên không gian rộng rãi trong phòng điều khiển trung tâm hoặc phòng kỹ thuật bảo trì
Tủ điện ATS là gì
Khác với các dòng tủ điện trên thì ATS được đánh giá khá quan trọng trong cả quá trình sản xuất
Ứng dụng của tủ điện ATS cũng là đóng ngắt nhưng mục đích chính là cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống sản xuất. Đặc biệt; đảm bảo quá trình sản xuất luôn vận hành trong mức an toàn và không bị gián đoạn khi gặp bất kỳ sự cố nào ( Mất điện; hiện tượng quá áp do sét đánh, hiện tượng mất pha… )
Tủ điện DB là gì
DB là tủ điện được sử dụng đi kèm chung với các dòng tủ MSP. Tủ này nhằm cấp điện và đóng ngắt điện cho một khu vực chứa các loại bơm, thiết bị máy móc….
Đặc biệt; tủ điện DB đa phần lắp kèm các loại đồng hồ ampe hoặc đồng hồ đo đếm điện năng để theo dõi giám sát
Tủ điện phòng cháy chữa cháy
Hay còn gọi là loại tủ điện điều khiển các loại bơm trong ngành phòng cháy chữa cháy
Công dụng của nó đóng ngắt và đưa ra tín hiệu còi đèn báo các sự cố để kịp thời xử lý
Chung quy lại các loại tủ điện sử dụng để chứa các thiết bị điện đóng ngắt như contactor, khởi động từ, thiết bị lập trình; biến dòng, đồng hồ đo điện năng, aptomat… Nhằm mục đích giám sát và điều khiển điện năng; chuyển đổi tín hiệu điện năng….
Tủ điều khiển chiếu sáng
Ten gọi là tủ điều khiển chiếu sáng là vì nó chuyên thiết kế để giám sát và điều khiển cả một hệ thống chiếu sáng ví dụ như hệ thống chiếu sáng ở phim trường; hệ thống siêu thị, hệ thống chiếu sáng khu vui chơi….
Cũng giống các loại tủ điện trên thì dòng tủ điều khiển chiếu sáng cũng lắp các con chủ đạo về tính năng đóng ngắt, giảm tải…..
Dòng tủ điện chiếu sáng rất linh động trong việc cài đặt. Chúng ta có thể cài đặt chế độ tự động theo chu kì tuần hoàn; cài đặt điều khiển trực tiếp hoặc cài đặt đưa tín hiệu về trung tâm điều khiển
Sơ đồ nguyên lý tủ điều khiển chiếu sáng
Trên là sơ đồ căn bản mà một loại tủ điện chiếu sáng phải có. Với khả năng điều khiển đóng ngắt tự động dựa vào relay, aptomat được thiết kế lắp bên trong tủ
Tủ điều khiển chiếu sáng hoạt động theo nguyên lý tuần hoàn một cách tự động. Dựa trên nguyên tắc calip của người sử dụng
ví dụ:
Thông đối với hệ thống tiệc cưới hệ thống chiếu sáng hoạt động chủ yếu vào buổi tối nên sx calip full 100% độ sáng
Độ 22h – 24h thì lượng khách hết dẫn đến giảm sáng calip độ 30% độ sáng cho toàn khu vực. trong đó sẽ lựa ra những khu vực trọng điểm để giám sát ban đêm như nhà kho, khu vực nhân viên đi lại…
Ban ngày thì calip độ sáng còn khoảng 5-10% chủ yếu tập trung độ sáng tại các văn phòng làm việc trong nhà hàng
Với chế độ cài đặt trên; Hệ thống tủ sẽ tự động điều tiết chế độ đóng ngắt đèn theo chu kỳ tuần hoàn
Hướng dẫn đấu tủ điện công nghiệp
Vấn đề đấu nối hoàn thiện một con tủ điện dùng điều khiển cả một hệ thống sản xuất công nghiệp là cả một quá trình. Bên cạnh đó; việc đi dây chuẩn và lắp các thiết bị phù hợp sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn; hệ thống dây không chằng chịt và tạo ra khoảng không gian tối ưu cho tủ điện
Đặc biệt; khi giảm thiểu được các vấn đề trên sẽ giúp chi phí sản xuất đầu vào được giảm thiểu một cách tối ưu
Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng giúp chúng ta lưu ý trong việc đấu nối các thiết bị trong tủ điện công nghiệp:
- Kiểm tra hệ thống để biết cần những thiết bị gì liệt kê ra
- Lên bản vẽ thiết kế chi tiết sơ đồ mô phỏng vị trí các thiết bị cần lắp đặt trong tủ
- Tiến hành thiết kế diện tích và vỏ bọc ngoài của tủ điện
- Lắp các thiết bị chính vào trong tủ như plc, aptomat ….vào trong tủ
- Tiến hành đấu nối các thiết bị điện lại với nhau