Nội dung bài viết
- 1 Cảm biến áp suất 0-10 bar là gì
- 1.1 Áp suất khí nén là gì
- 1.2 Áp suất dầu thuỷ lực là gì
- 1.3 Áp suất nhớt là gì
- 1.4 Áp suất nước nóng trong lò hơi là gì
- 1.5 Áp suất nước sạch và nước thải có gì khác nhau
- 1.6 Sensor áp suất georgin SR13005A00 – SR13002A00 khác gì
- 1.7 Đặc điểm kỹ thuật cảm biến áp suất 10bar SR13005A00
- 1.8 Cách đấu cảm biến áp suất 10 bar loại 2-3-4 dây
- 1.9 Đấu dây cảm biến áp suất 0-10 bar điều khiển Bơm – PLC – Biến Tần
- 1.10 Khuếch đại tín hiệu thiết bị đo áp suất 0-10 bar
- 1.11 Pressure transmitter 0-10 bar của pháp bị nhiễu
- 1.12 Báo giá cảm biến áp suất 0-10 bar hãng Georgin – France
Cảm biến áp suất 0-10 bar hãng georgin SR13005A00 và SR13002A00
Đề tài liên quan đến các vấn đề khí nén 10bar, áp suất dầu thuỷ lực 10kg/cm2 hay thậm chí là đo đếm áp lực các hệ thống nước sạch xoay quanh lực nén tạo áp 10 bar luôn được ứng dụng rộng rãi trên 98% các nhà máy hiện nay
Với trào lưu sử dụng pressure transmitter 0-10 bar hiện nay; thì việc lựa chọn hãng cung cấp và giá cả chỉ là một phần nhỏ. Cái quan trọng vẫn là chất lượng thiết bị đo, tuổi thọ và thái độ hỗ trợ khách hàng sau thi mua; kết hợp chế độ bảo hành như thế nào ?
Vậy pressure transmitter 0-10bar là gì ? Khí nén là gì ? Tại sao khí nén lại tạo nên áp lực cao ? Áp suất dầu thuỷ lực là gì ? Liệu sensor áp suất 0-10bar có đo được áp lực nhớt không ? Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất 10bar ? Sự khác biệt giữa sensor áp suất georgin SR13005A00 và SR13002A00 ?
Và tất cả các vấn đề trên sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật chúng tôi ! Tại đây sẽ giới thiệu thêm với anh em cách hiển thị áp lực trực tiếp 10 bar hay còn gọi là cảm biến áp suất có màn hình LCD hiển thị điện tử ? Hoặc sự tồn tại của các bộ hiển thị và điều khiển áp suất 10 bar nằm trong các tủ điện hiện nay
Cảm biến áp suất 0-10 bar là gì
Cảm biến áp suất 0-10 bar là một cái tên tiếng việt và được một số anh em kỹ thuật gọi là sensor áp lực 10kg/cm2. Đây được coi như một thiết bị đo để giám sát và điều khiển áp suất thông qua một cơ chế điều hành là các bộ hiển thị áp hoặc plc
Sensor tồn tại dưới tên tiếng anh nổi bật pressure transmitter 0-10bar thể hiện trình output đầu ra với nhiều sự đa dạng đặc biệt. Trong đó; sự tương ứng phổ biến nhất vẫn là analog 4-20ma; ngoài ra sensor áp lực 10bar còn cho ra:
- 0-10v
- 0-5v
- 0-2v
- 0-8v
- 0-20ma
Mà mục tiêu chính của loại sensor này được ứng dụng trong các hệ thống khí nén, nước nóng lò hơi; dầu thuỷ lực, nhớt, nước sạch nước thải….
Vậy câu hỏi đặt ra:
Áp suất khí nén là gì
Áp suất khí nén là một loại khí áp lực cao được tạo ra từ các máy nén khí thông dụng; và ác loại khí này được ứng dụng để tạo năng lượng của hệ thống chuyên sản xuất khí nén; các bộ phận làm mát hệ thống, các máy hàn; máy bơm, máy tiện…..
Bên cạnh đó; trên thị trường hiện này lượng áp suất khí nén dồi dào luôn được tạo ra để phục vụ cho các ngành công nghiệp liên quan đến thực phẩm; dược phẩm; máy móc công nghiệp, các thiết bị ngành khuấy trộn; ngành công nghiệp hoá chất….
Sự ra đời của cảm biến áp suất khí nén 0-10 bar phục vụ cho việc thực hiện chức năng đo áp các loại khí nén trong vòng 10 kg/cm2 đổ lại; rồi sau đó cho ra analog 4-20ma thể hiện trên dây out loại 2 dây hoặc 3 dây
Khí nén là gì
100% chúng ta đều biết khí nén nguyên liệu chính của nó vẫn bắt nguồn từ không khí xung quanh ta. Trong không khí lại có nhièu thành phần khác nhau nhưng chỉ chiếm 2% thôi; còn lại 21% là O2 và 78% là N
Áp suất khí nén được tạo ra từ việc làm tăng sự di chuyển của các phần tử không khí một cách đột biến; sự chuyển động va chạm của các phần tử này lại vô tình làm tăng nhiệt độ
Tại sao dùng cảm biến áp suất khí nén 0-10 bar
Bản chất của lực khí nén được tạo ra là để điều khiển các thiết bị, hệ thống van hay motor thông qua các thiết bị giám sát áp suất
Pressure transmitter khí nén 0-10bar được ví như một phần tử lắp đặt trên các đường ống dẫn khí này; để người dùng biết được độ nén tạo nên áp suất đang ở giai đoạn nào; lực nén hiện tại bao nhiêu bar
Dự vào những thiết bị này chúng ta có thể điều chỉnh được lượng áp suất nén cụ thể đáp ứng đúng nhu cầu của các máy vận hành dựa vào hệ thống khí nén; tránh tình trạng nén khí quá áp gây nổ hoặc không đủ lực nén gây nên sự ngưng trệ của các máy móc vận hành…..
Đấy chính là lý do mà người ta buộc phải dùng sensor áp suất khí nén lạnh; nén nóng ở cả các mức cao hoặc thấp trong phạm vi 10 kg/cm2; đối với các ứng dụng sản xuất điều hành khác nhau
Áp suất dầu thuỷ lực là gì
Khác với khí nén thì áp suất dầu thuỷ lực là một loại chất lỏng dạng dầu không có tính năng dẫn điện; được nén lại thông qua các phương tiện máy bơm. Tên tiếng anh của dầu áp lực này hydraulic oil pressure
Dựa trên nguyên lý pascal nên các máy bơm thuỷ lực muốn tạo ra lượng áp suất dầu thuỷ lực theo ý muốn. Thì phải có thiết kế một cái piston nén dầu tạo nên sự thay đổi áp suất theo từng thời điểm khác nhau; dựa trên áp lực nén mạnh hay yếu
Cảm biến áp suất dầu thuỷ lực 0-10kg/cm2 được gắn trên đường ống dẫn dầu nhằm điều chỉnh áp suất vừa phải để đảm bảo các ứng dụng khoan dầu; tưới tiêu, cung cấp nguyên liệu máy móc…. diễn ra được thuận lợi
Áp suất nhớt là gì
Dầu nhớt là những nguyên liệu làm mát; làm trơn tru động cơ. Áp suất nhớt là một dạng chuyên dứng dụng trong các hệ thống sản xuất mực in, sản xuất một số ngành hoá chất và dược phẩm thông dụng
Một số lượng lớn áp suất nhớt còn được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống sản xuất máy móc; tạo nguyên liệu nhớt và một số ứng dụng liên quan đến các ngành quân sự
Nhiều người hỏi:
Nhớt được coi như loại chất lỏng có độ đặc; độ sệt rất cao thì liệu Pressure transmitter có đo được không ? Vấn đề chính xác có bị ảnh hưởng ?
Đối với các loại áp lực nhớt; cụ thể là loại áp 10 bar thông dụng thì việc ứng dụng sensor và việc giám sát áp lực nhớt là phương pháp được coi là ưu tiên; và tất nhiên tính tin cậy hoàn toàn không bị ảnh hưởng
Đối với các con cảm biến áp suất nhớt 0-10bar chúng ta muốn ứng dụng thì phải kiểm tra trong lượng nhớt đo có cặn hay không. Và có các phương pháp xử lý thích ứng:
- Nhớt cặn nên dùng cảm biến áp lực loại có màng chắn inox 316
- Nhớt sạch không có cặn thì anh em cứ việc lấy mấy loại sensor nhớt 10 bar thông thường mà gắn vào
Áp suất nước nóng trong lò hơi là gì
Áp suất nước nóng trong lò hơi là một dạng như chúng ta nung cái lò; trong đó chứa chất lỏng là nước. Rồi đến một nhiệt độ đủ lớn làm cho nước bốc hơi tạo áp lực; tất nhiên lượng hơi càng nhiều thì độ nén hơi cao làm cho áp suất lớn
Cho nên kỹ thuật người ta mới hay gắn mấy cái đồng hồ hay cảm biến áp suất lò hơi; để dựa vào áp lực hơi từ đó khống chế lửa giúp tăng hơi hoặc giảm hơi theo ý muốn sản xuất
Ví dụ cảm biến áp suất lò hơi 0-10 bar được gắn với các lò tín hiệu ra 4-20ma. Lúc này; áp suất đo được giả sử là 5 bar thông qua đồng hồ điều khiển áp suất chúng ta có thể biết được tín hiệu ra lúc này là 12mA
Nếu như người ta yêu cầu nếu vượt áp 8 bar thì giảm lửa. Lúc này ta chỉ cần cài đặt trên bộ điều khiển áp suất 8 bar xuất relay điều chỉnh lửa là ok
Áp suất nước sạch và nước thải có gì khác nhau
Áp suất nước hay nước thải đều được tạo ra do sự nén lại của các thiết bị bơm hoặc van từ ccos tạo nên áp suất để tạo năng lượng lực tác động vận hành máy móc; rửa xe, bơm nước lên toà nhà….
Giữa áp suất nước sạch và nước thải luôn có sự khác nhau về chất lượng nguốn nước. Do vậy; các thiết bị liên đới giám sát cũng có sự thiết kế khác nhau; nhằm phù hợp với môi trường đo
Ví dụ như đo nước sạch trên đường ống dẫn với dải 0-10bar thì sensor áp lực thông thường dùng hoàn toàn ok
Nhưng đối với nước thải; muốn dùng cảm biến áp suất 10bar phải biết được nước thải này đã qua xử lý hay chưa; hệ thế nước thải có chứa cặn không. Độ ăn mòn của nươc thải tuỳ thuộc vào việc dùng cho sản xuất sinh hoạt; hay sản xuất công nghiệp….
Từ đó; họ sẽ ứng dụng các con cảm biến áp suất nước thải loại 10 bar theo kết cấu màng chống ăn mòn hay màng inox
Sensor áp suất georgin SR13005A00 – SR13002A00 khác gì
Cảm biến áp suất 0-10 bar model SR13002A00 hãng Georgin – France là thiết bị đo có khả năng chịu áp suất tối đa 10 bar cho tín hiệu ra max 20 mA. Trường hợp vượt áp sẽ báo tín hiệu lỗi nhưng không gây hư hỏng thiết bị đo. Thiết bị chỉ đo được trong môi trường bình thường không có tác nhân ăn mòn như muối, axit…
Ngoài ra; Georgin còn cho ra nhiều dãy đo thông dụng có sẵn như -1…0 bar, -1…3 bar, 250 mbar, 4 bar, 6 bar cho đến max 600 bar
Đấy là điểm giống nhau giũa 2 loại sensor áp suất georgin SR13002A00; và SR13005A00 thuộc phân khúc dải đo 0-10bar loại ren g1/4; đầu ra 4-20ma với nguồn cấp 8….30V mà kỹ thuật hay dùng nguồn 24v để đấu nối ấy
Vậy sự khác biệt giữa pressure transmitter SR13002A00 và SR13005A00 là gì ?
Đối với cảm biến áp suất georgin thì xin thưa; về thiết kế nguyên bản thì 100% giống nhau từ kích thước đến thông số kỹ thuật. Loại sensor SR13005A00 chúng được tích hợp thêm 1 cái ron màu xanh chống xì
Nếu sensor georgin SR13002A00 không có ron; thì chúng ta có thể quấn một lớp băng keo non vào phần ren trước khi siết cảm biến cố định là ok không bị xì áp
Đặc điểm kỹ thuật cảm biến áp suất 10bar SR13005A00
Đối với mỗi một thiết bị đo để mà vận hành vào các chu kỳ sản xuất máy mọc phục vụ sản xuất; thì ngoài vấn đề tìm hiểu yêu cầu dự án ra thì nghiên cứu catalog thiết bị đo. Mục đích để kiểm tra các thông số kỹ thuật sensor cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc xây dựng; củng cố cho một thiết bị đo hoàn toàn mới với chức năng đáp ứng đúng kỹ thuật và ứng dụng
Đối với cảm biến áp suất 10bar thì chắc chắn không xem chúng ta cũng biết được phạm vi đo của con này 0-10bar tương đồng với kết quả cho ra 4-20mA. Tuy nhiên; thực tế dòng cọc dò áp suất này chịu áp lên tới max 20 bar. Qua 20 bar thiết bị mới hư hỏng
Vậy câu hỏi đặt ra:
Pressure transmitter 4-20ma loại 0-10 bar liệu có dùng được cho các loại áp suất 7 bar, 8 bar, 9 bar hoặc 6 bar không ?
Điều này hoàn toàn thích nghi với các trường hợp trên; và ít khi người ta dùng sensor áp lực áp với áp lực thực tế 10bar. Thông thường; họ sẽ chọn khoảng cách dải đo áp suất rộng ra một chút để đảm bảo không xảy ra lỗi áp lực trong quá trính vận hành máy móc
Nguồn cấp – Ren – Nhiệt độ của sensor áp suất 10bar
Nguồn đưa vào 8…30 Vdc
Áp dụng đo: Áp suất khí, hơi nước nhiệt độ cao, khí nén….
Kết nối ren đa dạng bao gồm các loại ren: G1/4, G1/2, G3/8 phần chân ren bằng inox 316
Tốc độ đo áp và lấy tín hiệu về 4 ms
Sai số trong khoảng < 1 FS
Nhiệt độ chịu được tối đa -25 … + 85 ° C ( Đối với môi trường nhiệt độ cao ví dụ như 100 oC 120 oC 200 oC 300 oC… phải gắn thêm ống siphon giảm nhiệt cho thiết bị )
Cách đấu cảm biến áp suất 10 bar loại 2-3-4 dây
Việc đấu dây kết nối thiết bị đo áp suất với các bộ hiển thị, điều khiển hay biến tần, plc không hề khó nếu chúng ta xem qua catalog thiết bị hoặc kiểm tra các dòng input đầu vào
Có nhiều loại cảm biến áp suất 10 bar với nhiều lõi dây ra khác nhau. Cho nên việc đấu nối dây dẫn cũng từ đó mà chia ra nhiều phương thức tạo nên sự khác biệt trong các vấn đề kết nối sensor với thiết bị đọc hiểu
Thông thường; đối với Pressure transmitter 10 bar loại 2 dây hoặc 4 dây sẽ cho ra tín hiệu 4-20mA. Còn sensor áp suất 10bar loại 3 dây luôn là tín hiệu áp 0-10v
Đấu dây cảm biến áp suất 0-10bar ra 4-20mA
Đối với dòng đo áp suất 10bar tín hiệu ra 2 dây 4-20mA ta phân biệt 2 chân âm dương đấu dây sẽ rất dễ ( Chân âm và chân dương tức là chân 1 và 2 của cảm biến.
Tùy vào hãng sản xuất họ thiết kế chân nào là chân dương hoặc âm. Nhưng đa phần chân số 1 là chân dương và chân 2 là chân âm
Bạn có thể thử vì khi cấp nguồn 24V vào thiết bị. Chúng ta đấu sai chân thiết bị chỉ không hoạt động nhưng không bị hư hỏng
Đấu dây cảm biến áp suất 0-10 bar output 0-10 V, 0-5v
Dựa vào hình mô tả trên; để chúng ta tiến hành đấu nối sensor áp lực 10 bar với lõi 3 dây được cấu hình để cho ra dòng 0-10v. Đây là một loại Pressure transmitter khá đặc biệt và hiếm gặp
Tuy nhiên; do kết cấu hệ thống cũ dự án họ muốn kết nối thiết bị tương thích khi thay thế; hoặc do nhu cầu sản xuất cần những tín hiệu áp để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Cho nên Pressure transmitter loại đầu ra 0-10v hoặc 0-5v vẫn tồn tại khá nhiều trong các nhà máy cho đến bây giờ
Dòng tín hiệu ra 0-10 V thì có phức tạp hơn vì nó là dòng thiết bị đo áp suất tín hiệu ra dạng 3 dây trong đó có 2 dây nguồn 24V và 1 dây tín hiệu
Mô hình đấu cũng tương tự như dòng ra 4-20mA. Ta chỉ cần nối thêm dây tín hiệu vào vòng đấu nối khép kín
Đấu dây cảm biến áp suất 0-10 bar điều khiển Bơm – PLC – Biến Tần
Cảm biến đo áp suất 0-10 bar chỉ là ví dụ điển hình cho việc đấu nối với các thiết bị khác. Các dãy đo khác vẫn đấu nối tương tự
Về đấu dòng đo áp suất chúng ta có 2 cách đấu riêng biết cho 2 trường hợp cụ thể khác nhau. Việc đấu sai sẽ làm cho thiết bị không hoạt động
Như chúng ta đã biết; bản thân các dòng analog 4-20ma chúng được phân rõ ràng làm 2 loại:
- 4-20ma active
- 4-20ma passive
Tất nhiên; đối với các thiết bị đo áp suất dải đo 0-10 bar hoặc phạm vi đo khác mà có 2 cách ra tín hiệu 4-20ma trên; thì chúng ta phải xem kỹ sơ đồ đấu nối để có một phương pháp chính xác giúp thiết bị vận hành tốt
Vậy cảm biến áp suất 0-10bar loại 4-20ma active là gì ? Cảm biến áp suất 10 bar 4-20ma passive là gì ?
Cảm biến áp suất tín hiệu Active / Passive
2 dòng tín hiệu ra từ cảm biến áp suất quyết định chúng ta nên đấu dây theo cách nào. Trong đó:
Active: là chỉ có tín hiệu dòng 4-20mA xuất ra từ cảm biến. Do vậy khi đấu vào bộ điều khiển, biến tần, plc thì chúng ta phải cấp một bộ nguồn riêng thì thiết bị mới hoạt động
Passive: Là tín hiệu ra từ cảm biến vừa có nguồn vừa có tín hiệu ra 4-20mA. Thế nên khi đấu vào các bộ hiển thị, điều khiển, biến tần hay plc thì chúng ta sẽ đấu thẳng trực tiếp mà không cần phải qua bất cứ bộ nguồn nào.
Đầu tiên ta phải phân biệt được tín hiệu ra là Active hay Passive bằng cách dùng đồng hồ VOM đo các chân input từ bộ hiển thị, bộ điều khiển hoặc biến tần hay PLC xem tín hiệu input của các dòng này có nguồn ra hay không nếu các chân input đo có nguồn ra thì tín hiệu cảm biến sẽ là dòng Active và ngược lại là Passive
Đấu dây thiết bị áp suất 10bar dòng ra Active
Đối với dòng Active ta cấp nguồn riêng và đấu theo vòng tòn khép kín như sau:
Sau khi đấu nối các chân + – vào với nhau thì chúng ta tiến hành cấp nguồn cho bộ hiển thị, biến tần hoặc plc
Lưu ý : Khi chúng ta đấu nối loại thiết bị áp suất dòng 4-20ma active thì phải kết nối đúng các chân âm và dương cho đúng thì mới vận hành được. Đây là phương thức đấu dây kết nối với plc hoặc biến tần hơi phức tạp một chút
Đấu dây cọc dò áp suất 0-10 bar dòng ra Passive
So với bản chất đấu nối dòng 4-20ma active; thì việc lấy tín hiệu 4-20ma passive từ các cọc dò áp suất đấu nối với plc lại trở nên đơn giản hơn. Vì thực chất dòng ra 4-20ma trên plc cũng kèm theo nguồn tầm 10v; trong khi phạm vi nguồn con áp suất 10 bar lại 8…30v; cho nên 10v dư sức tạo nguồn nuôi cho thiết bị đo áp suất chạy một cách ổn định trong quá trình đo
So với hình trên thì phương thức đấu dây với các tín hiệu input đầu vào từ biến tần có nguồn thì hoàn toàn đơn giản hơn. Ta chỉ cần đấu trực tiếp các chân +- theo trình tự
Như hình thì input đầu vào là biến tần có nguồn dao động từ 14….20Vdc đủ cấp nguồn cho cảm biến áp suất
Khuếch đại tín hiệu thiết bị đo áp suất 0-10 bar
Mặc dù bản thân các thiết bị đo áp suất loại 10 bar luôn đạt tính nhất quán cao trong khi đo; độ tin cậy hoàn toàn tuyệt độ với sai số 1%. Tuy nhiên; vấn đề sai số sẽ luôn tiềm ẩn đối với các môi trường xung quanh mà loại sensor này luôn hoạt động
Trong đó; yếu tín hiệu dẫn đến sai số trong khi đo là một ví dụ điển hình. Tín hiệu 4-20mA output ra từ cảm biến áp suất 0-10bar sẽ kém đi khi chúng ta đấu dây truyền đi xa; do vậy cần một bộ khuếch đại tín hiệu để đảm báo ổn định tín hiệu. Đồng thời; cách ly nhằm giảm nhiễu trong trường hợp tín hiệu 4-20mA truyền đi xa
Đơn giản là lấy tín hiệu ra 4-20mA từ cảm biến đấu vào bộ khuếch đại output tiếp ra 4-20mA
Cách đấu cảm biến với bộ khuếch đại cũng khá đơn giản. Thông thường cảm biến có 3 chân. trong đó 2 dây nguồn và 1 dây tín hiệu
Ta lấy dây tín hiệu đấu với chân dương bộ khuếch đại và dây mát đấu vào chân âm bộ k109s ( Thông thường dây mát quy định ở chân số 2 của cảm biến áp suất
Bạn có thể tham khảo chi tiết bộ này tại:
Bộ khuếch đại tín hiệu 4-20ma k109s
Pressure transmitter 0-10 bar của pháp bị nhiễu
Thực sự anh em đừng lo lắng khi mà cảm biến áp suất mình đem đi đo lại trả về kết quả không mong muốn. Cụ thể là ví dụ áp suất đang thực tế là 15 bar thì nó cứ nhảy liên tục 13 – 14 bar rồi phóng lên 16 bar…..
Đấy chính là hiện tượng thiết bị pressure transmitter bị nhiễu chứ không bị hư nhé. Loại nhiễu này do ảnh hưởng tần số từ biến tần hoặc do một tác nhân động cơ hay dây động lực kết nối nào đó
Vậy làm cách nào giảm nhiễu cho thiết bị đo áp suất 4-20ma ?
Đương nhiên; giải pháp tốt nhất để chống nhiễu 4-20ma cho cảm biến áp suất là sử dụng mấy cái bộ chuyển đổi lọc nhiễu chuyên cho sensor áp suất thì mới có kết quả trả về chính xác
Anh em có thể tham khảo bộ lọc nhiễu này tại:
Chống nhiễu 4-20ma cho cảm biến
Báo giá cảm biến áp suất 0-10 bar hãng Georgin – France
Đối với Hưng Phát chúng tôi thì việc phân phối 2 loại dải đo dành cho áp suất georgin của pháp; bao gồm cụ thể model:
- SR13002A00
- SR13005A00
Và tất nhiên; chúng tôi là nhà phân phối chính của hãng Châu Âu – G7 này. Chính vì vậy ;gập các vấn đề liên quan đến việc giám sát áp suất trong các hệ thống sản xuất; anh em có thể liên hệ để được tư vấn kỹ lưỡng trước khi mua
Chi tiết về các dòng cảm biến áp suất dùng trong môi trường đo thường; các dãy đo có sẵn hay các dòng dùng trong môi trường ăn mòn có độ chính xác cao. Hoặc bạn cần tư vấn thêm về các thiết bị đo lường tự động hóa; có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới
Công ty TNHH Kỹ thuật Tự động Hưng Phát
Sale manager
Kỹ Sư Cơ Điện
0972 56 05 06 – Mr. Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Website: www.vandieukhien.vn
Đ/C: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM