Nội dung bài viết
Cảm biến áp suất là một thiết bị đo lường được cấu tạo dạng 2-3 hoặc 4 dây khá nhỏ gọn sử dụng để đo áp lực các chất lỏng như: Nước, xăng dầu, sữa, nước ngọt… Hay các loại khí gas, khí nén, nitơ…
Có thể xem con áp suất như một cầu nối truyền tải tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V / 0-5V về bộ hiển thị – điều khiển hoặc trực tiếp truyền về cho các lập trình plc đọc và hiển thị áp của các đường ống cho người sử dụng biết
Ví dụ:
Áp suất đường ống nước nằm trong khoảng 0-3 kg/cm2. Trường hợp này ta sẽ gắn con cảm biến đo áp 0-4 bar. Điều này có nghĩa là phạm vi thang đo 0-4 bar sẽ tương ứng với đầu ra output 4-20mA chạy tuyến tính
Cảm biến áp suất Georgin – France có gì đặc biệt
Một trong những điểm đặc biết nhất của dòng Georgin ! Chính là các con đo áp suất nó đa năng. Tức là thay vì các hãng khác chỉ thực hiện được 1 nhiệm vụ; hoặc là đo nước hoặc là đo khí. Còn dòng xuất xứ France lại sử dụng trong môi trường nào cũng được
Hiện nay; so về phân khúc sử dụng hàng EU – G7 như Wika, endress hauser; bd sensor, okogawa ….thì cảm biến áp suất Georgin được xem là dòng đo áp có giá rẻ nhất thị trường
Các dòng đo áp suất đều chịu áp lực ở mức cao. Ví dụ cảm biến áp suất 0-10 bar dòng ra 4-20mA có thể chịu áp max 20 bar mà không bị hỏng hoặc 0-25 bar có thể chịu áp max 50 bar chẳng hạn
Do chúng tôi là đại diện hãng tịa Việt Nam nên hãng khi nào cũng phải trữ sẵn để đáp ứng kịp thời khi người sử dụng cần
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất
Về nguyên lý hoạt động thì hầu hết tất cả các dòng đo áp suất xuất xứ nhiều hãng đều hoạt động như nhau. giữa các hãng chỉ so sánh về chất lượng + Cấu tạo thiết bị + hỗ trợ đấu dây lắp đặt hoặc thậm chí tiếp nhận xử lý cả một hệ thống nhà máy
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất đơn giản như sau:
Khi lắp thiết bị đo áp vào đường ống. Các dòng lưu chất dạng lỏng hoặc dạng khí chảy qua sẽ vô tình tác động vào lớp màng kết cấu của cảm biến. Lập tức lớp màng này tạo sự đàn hồi biến dạng nhô lên.
Các kết cấu boar mạch thiết kế bên trong các dòng sensor áp suất sẽ chuyển đổi lực căng đó thành tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V / 0-5V mà người dùng cần để đem về PLC
Ví dụ cảm biến áp suất đo trên đường ống
Đo áp suất dầu trên đường ống phi 21mm. Cần giám sát áp suất trong khoảng 0-100 bar. Khi này ta chỉ cần gắn con đo áp 0-100 bar tín hiệu ra 4-20mA trên đường ống mà dầu truyền qua.
Lúc này cảm biến sẽ quy đổi áp lực dầu tác động vào 4-20mA. Giả dụ áp lực lúc này là 60 bar. Vậy cảm biến sẽ xuất ra dòng bao nhiêu mA ? Ta lấy 0,16 * 60 + 4 = 13,6 mA
Hoặc cần đo áp cho một máy nén khí dãy đo 0-250 bar chẳng hạn. Và họ yêu cầu cứ tới 160 bar bắt buộc phải tăng áp để cân bằng. Lúc này ta dùng con đo áp suất 0-250 bar kết hợp với 1 bộ xuất tín hiệu relay điều khiển Ta cũng có thể quy đổi 160 bar sẽ tương ứng output cảm biến áp suất là 14,24 mA theo công thức trên
[4 lưu ý] Khi chọn cảm biến áp suất Georgin
Môi trường ứng dụng
Là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến sức bền + Giá và độ chuẩn xác trong khi đo của cảm biến áp suất.
Ví dụ đo áp lực nước 0-400 bar thì không ai lại đi dùng cảm biến tích hợp tiêu chuẩn chống cháy nổ atex cho gas hay xăng dầu.
Hoặc đo áp suất axit hóa chất HCL thì không ai lại đem con cảm biến áp suất thường ra thử. Vì tính chất ăn mòn nên sử dụng các con có lớp màng bảo vệ mạ vàng hoặc PTFE…
Thang đo tối thiểu và tối đa
Việc xác định chính xác phạm vi dao động áp xuất đường ống do dòng chảy hoặc khí tạo ra sẽ tăng thêm độ chính xác cho tín hiệu báo về
Ví dụ đo áp suất dầu nhớt phạm vi 0-250 mbar thì không ai lại mang con áp suất 0-1 bar vào lắp. Vì căn bản 0-250 mbar tương ứng 4-20mA và 0-1 bar với 4-20mA nó cách nhau khá xa dẫn đến sai số lớn
Hoặc đo áp suất lực hút đường ống khí -1…. 3 bar hay -1…..0 bar thì không ai lại sử dụng con đo áp -1…24 bar
Tín hiệu output
Cảm biến đo áp suất thường output các tín hiệu 4-20mA / 0-5v / 0-10V. Do vậy; cần xác định PLC đang nhận tín hiệu nào để có sự lựa chọn chuẩn xác
Tất nhiên; việc sử dụng các thiết bị chuyển đổi để về đúng dòng output của cảm biến cũng là một cách linh hoạt. Tuy nhiên; phương pháp này có nhược điểm là giá thành khá cao
Nhiệt độ cho phép
Liên quan đến độ bền của thiết bị đo. Việc quá nhiệt độ cho phép mà cảm biến áp suất hoạt động được sẽ dẫn đến 2 trường hợp:
Cảm biến đo pá suất bị hư
Hoặc tới mức nhiệt quá thì cảm biến không đo được và khi giảm nhiệt xuống lại hoạt động bình thường
Ví dụ:
Khi sử dụng cảm biến áp suất trong lò hơi hoặc lò đốt rác phạm vi đo 0-600 bar chẳng hạn. Thì hầu hết các nồi hơi nhiệt độ toàn trên 100 oC đến 300-400 oC; trong khi con cáp biến chỉ chịu được nhiệt 0-70 oC chẳng hạn
Trong trường hợp này ta phải sử dụng ống siphon cách nhiệt giảm lượng nhiệt xuống để dùng cho ứng dụng này
Ren vặn kết nối
Ren vặn vào kết nối cố định thiết bị lại cũng khá quan trọng. Có những khu vực đo cần sử dụng cảm biến áp suất ren kết nối G1/4 – G1/2 . Tuy nhiên; có nhưng khu vực cần kết nối ren thẳng 1/2 NPT hoặc 1/4 NPT. Hay có nhưng khu vực đo cần kết nối mặt bích với DN 15 – DN20 – DN25….
Báo giá cảm biến áp suất SR1 hãng Georgin
Về cách đấu dây cảm biến áp suất với PLC – Biến tần; hay với các bộ hiển thị – Điều khiển áp suất Hoặc chống nhiễu – Khuếch đại tín hiệu áp suất. Bạn có thể liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật
HUNG PHAT AUTOMATION TECHNOLOGY CO.,LTD
Trưởng Phòng Kinh Doanh
Kỹ Sư Cơ Điện
0931 429 989 – 0972 56 05 06 – Mr. Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Địa chỉ: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM
Tags: cảm biến áp lực khí, cảm biến áp lực nước, cảm biến áp suất 2 dây, cảm biến áp suất chống cháy nổ, cảm biến áp suất khí, cảm biến áp suất là gì, cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất thủy lực, cảm biến đo áp suất