Nguyên lý làm việc của van điện từ 

Van điện từ là gì
Van điện từ là gì ? Solenoid valve van điện từ có tác dụng như thế nào

Đề cập đến các loại van điện từ là cả một chủ đề khá hấp dẫn liên quan đến các vấn đề thiết kế vận hành cà cách lắp đặt van điện từ. Bên cạnh đó; sẽ có sự so sánh về giá giữa các hãng với nhau khi mua các loại van điện này

Vậy van điện từ là gì ? Solenoid là gì ? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van điện từ như thế nào !

Van Điện Từ là gì – Motorized valve là gì

van motorized valvelà gì
Motorized valve là gì . Báo giá các loại van nước điện từ nguồn cấp 24v – 220v xuất xứ EU

Van điện từ có tên tiếng anh là motorized valve. Đây là một loại van chuyên được sử dụng để hiệu chỉnh các dòng lưu chất truyền trong các đường ống dẫn được làm bằng nhựa. Các dòng lưu chất ở đây có thể là nước – khí – khí nén – dầu – tinh dầu…..

cấu tạo van điện từ khí nén
[ Tìm hiểu ] Cấu tạp van điện từ khí nén đường kính phí 13mm – 21mm – 27mm – 32mm….

Hiện nay; các dòng van điện từ được sử dụng rất rộng rãi vì mức giá của nó khá rẻ gần ngang so với các dòng van khóa tay cao cấp ngoài thị trường. Tuy nhiên; nếu sử dụng van điện từ chúng ta sẽ giảm được công đoạn dùng lực khóa van vì căn bản con van này có khả năng đóng mở tự động

Vậy chức năng chính của các van điện từ chính là đóng mở nước – khí và các dòng lưu chất khác chảy qua nó

Ký hiệu van điện từ

Dưới đây là bảng ký hiệu của một số loại van điện từ ( van khóa nước bằng đồng – in0x ) thông dụng mà các bạn đọc quan tâm

ký hiệu van điện từ
Ký hiệu van điện từ 2 ngã – 3 ngã dạng 1 chiều hoặc 2 chiều

Các loại van điện từ

Thị trường hiện nay; dòng van đóng mở nước – khí bằng điện từ nhiều vô số kể. Thực chất; chúng có rất ít nhưng do nhiều tên gọi theo ứng dụng khác nhau đâm ra có nhiều loại van

các loại van điện từ
Các loại van điện từ thường đóng thường mở sử dụng trong môi trường nước – khí nén trong công nghiệp

Ví dụ:

Nếu dựa vào nguyên lý làm việc ta có 2 loại: Van điện từ thường đóng – Van điện từ thường mở hoặc Van điện từ dạng NO – NC

Chia theo kết cấu ống dẫn có van điện từ kiểu thiết kế dạng 2 ngã – 3 ngã | 2 chiều – 3 chiều…..

Dựa vào ứng dụng ta có: Van điện từ nước; van điện từ khí – Khí nén dùng trong các môi trường khí như gas, khí nito, hơi các loại chất lỏng….

Theo tên gọi các hãng ta có: Van điện từ mufan, solenoid; ACL, parker

các loại van điện từ khí nén
Tổng hợp các loại van điện từ khí nén – nước – dầu giá rẻ

Theo đường kính lắp đặt người ta hay gọi tắt: Van điện từ phi 10 -21 – 27 -34 – 42 – 60 -90… Hay van điện từ 5/2, 5/3 , 50A…

Về kết nối cơ khí ta có van điện từ kết nối ren, van điện từ mặt bích DN16 – DN25 – DN32 – DN40 – DN50……

Hoặc dựa vào nguồn cấp ta có van nước điện từ 12v – 24v hoặc van khí nén điện từ 220V / 110v  / 24v…..

Theo các trường hợp còn lại như van điện từ 12v giá rẻ, van điện từ 12v phi 27; van điện từ 24v phi 36…. Vó dụ như: Van điện từ uni-d pi 21mm, 220v (thường đóng hoặc thường mở); van điện từ nước 220v phi 21 hà nội…..

Cấu tạo van điện từ gồm những gì

Mặc dù có khá nhiều loại van điện từ sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau. Nhưng căn bản về cấu tạo chung của các dòng van này bao gồm 7 thành phần chính:

  • Thân cố định van
  • Đường ống dẫn
  • Cuộn dây ( cuộn coil van điện từ )
  • Lớp vỏ nhưạ
  • Dây điện
  • Trục van
  • Lò xo
cấu tạo van điện từ
Chi tiết cấu tạo van điện từ bên trong có chứa cuộn hút van điện từ, thân van, lò xo, ống dẫn,….

Về phần thân van được thiết kế bằng đồng – inox 304 hoặc inox 316l. Nhiều môi trường đo cần độ chịu mòn thì than van được thiết kế bọc thêm lớp PTFE; hoặc Hastelloy

Đường ống dẫn được tạo ra làm ống nối với đường ống dẫn các dòng lưu chất. Được thiết kếchất liệu giống vần phần thân van. Bên cạnh đó; 2 đầu đường ống dẫn được tạo một lớp ren trong để thuận lợi cho việc lắp đặt

Cuộn dây van hay còn gọi là cuộn hút van điện từ. Nhiều bạn thường hỏi: Coil spring là gì ? Đó chính là cuộn hút -> là thiết bị được cuốn bằng lớp dây đồng quanh lõi thép nhỏ có chức năng tạo điện từ trường

cuộn coil van điện từ
Cuộn coil van điện từ hay còn gọi là cuộn hút của van điện từ

Lớp vỏ nhựa được tích hợp lớp nhựa PVC nhằm bảo vệ cuộn dây và tránh các tác nhân khác xâm nhập vào

Lò xo có chức năng co dãn theo tác động nhằm đưa van điện từ về các trạng thái thường đóng; thường mở theo ý người dùng

Dây điện là dây dẫn tín hiệu điện output từ van

Nguyên lý làm việc của van điện từ

nguyên lý làm việc của van điện từ
Nguyên lý làm việc của van điện từ 12v – 24v – 110v – 220v

Van điện từ hoạt động theo nguyên lý rất đơn giản

Bình thường khi không có điện con van này sẽ luôn ở trạng thái thường đóng. Khi ta cấp nguồn 24v hoặc 220v từ loại van điện từ thì lập tức:

Dòng điện chạy tới cuộn dây cuốn bằng đồng tạo ra từ trường đủ mạnh để kích thích con van ở trạng thái mở ra

Cách đấu dây van điện từ

Lưu ý: Tất cả các dòng van điện từ mặc dù tính năng sử dụng và kết cấu khác nhau nhưng chúng có một điểm chung chính là được khắc ký hiệu trên thân van về đường kính ống cần lắp. Bên cạnh đó; đều có 2 dây đấu nối output ra từ van

van khóa nước 2 chiều
Van khóa nước 2 chiều – 3 chiều | Đóng mở nước bằng điện

Các loại van điện từ được đấu nối theo sơ đồ điện dưới đây:

sơ đồ đấu dây van điện từ 220v
Sơ đồ hướng dẫn đấu dây van điện từ 220v

Hướng dẫn lắp đặt van điện từ

Việc lắp đặt các dòng van điện từ công nghiệp không khó. Điều quan trọng là các bạn phải lựa chọn van làm sao lắp vừa khớp với đường kính ống truyền dẫn chất lỏng

Ví dụ như:

Đường kính ống tạo với bước ren ngoài phi 21mm thì bạn phải mua van điện từ có đường kính ren trong là 21mm

Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi kích thước tất cả các loại đường ống công nghiệp như sắt – nhựa – inox. Quy đổi ra mm, DN hoặc inch tại: Bảng quy đổi kích thường ống

hướng dẫn lắp đặt van điện từ
Hướng dẫn lắp đặt van điện từ

Để lắp đặt van điện từ ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • 1 chiếc van điện từ cần dùng
  • Dây điện đấu nối, dây ruột gà xoắn để bảo vệ dây điện, 1 cuộn băng keo non, 1 cuộn băng keo đen
  • Kìm; Tua vít, bút thử điện và một cái ampe kiềm

Đầu tiên ta mở cái đầu nhựa đấu dây tín hiệu ra cho van điện từ. Sau đó luồn chúng vào dây ruột gà

Tiếp theo; quấn 1 lớp băng keo non ngay 2 đầu ống dùng để kết nối với van. Việc quấn băng keo non sẽ có chức năng giúp không làm hở gây nên tình trạng chất lỏng hoặc khí tràn ra ngoài

Sau đó; kết nối 2 đầu ống vào 2 đầu gần thân van cho khít

Trên đây; là bài chia sẻ cấu tạo và nguyên lý làm việc của van điện từ. Bạn có thể liên hệ để nhận báo giá các loại van khóa nước, khí bằng nhựa hoặc inox theo thông tin bên dưới.

Tham khảo thêm:

Cách chọn aptomat 3 pha theo công suất