Trên thế giới, tồn tại nhiều tiêu chuẩn chống cháy nổ trong công nghiệp. Tùy vào từng khu vực, quốc gia nhất định mà sẽ có một tiêu chuẩn riêng như: tiêu chuẩn Mỹ, chuẩn EU, chuẩn Canada… Các thiết bị thường xuyên hoạt động trong môi trường dễ cháy như: nhiệt độ cao, khí gas… cần được thiết kế theo những tiêu chuẩn nhất định.
Hầu hết các thiết bị được sử dụng trong công nghiệp dầu khí, hóa chất… đều có những tiêu chuẩn chống cháy nổ riêng. Các loại cảm biến áp suất chống cháy nổ, thiết bị cách ly chống cháy nổ…. là những thiết bị được sử dụng phổ biến. Vậy làm sao để biết được các thông số kỹ thuật trên nhãn của thiết bị ? Cách đọc nhãn chống cháy nổ như thế nào chính xác nhất ? Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cách đọc nhãn của một số chuẩn thông dụng như: ATEX, IECEx, EX….
1. Quy định khu vực nguy hiểm trong tiêu chuẩn chống cháy nổ trong công nghiệp
Các thiết bị sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ được chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm I: Sử dụng cho các ứng dụng trong hầm mỏ dưới lòng đất
- Nhóm II: Sử dụng cho các ứng dụng trên mặt đất
Môi trường chống cháy nổ cũng được chia ra làm hai nhóm chính:
- Nhóm khí gas (GAS)
- Nhóm bụi (DUST)
Như hình trên, chúng ta có thể thấy tùy vào môi trường làm việc là gas, bụi mà sẽ có vùng nguy hiểm khác nhau.
Với các tiêu chuẩn chống cháy nổ trong công nghiệp đều có những vùng nguy hiểm như bảng trên. Tùy vào ứng dụng thực tế sử dụng cho môi trường nào mà chúng ta chọn một tiêu chuẩn phù hợp.
2. Hướng dẫn đọc nhãn của các tiêu chuẩn chống cháy nổ trong công nghiệp phổ biến hiện nay
Phần lớn các tiêu chuẩn chống cháy nổ trong công nghiệp hiện nay đều có điểm tương đồng nhau. Trên các thiết bị sẽ có nhãn chống cháy nổ với các thông số nhất định. Do đó, việc xác định đúng nhãn và đọc chính xác thông số trên nhãn là rất quan trọng.
- Chỉ dẫn ATEX
Chỉ dẫn ATEX được sử dụng phổ biến tại các nước châu Âu – EU. Trong chỉ dãn này hiện nay sử dụng phổ biến hai loại nà ATEX 95 và ATEX 137.
- ATEX 95 hay chỉ dẫn ATEX thiết bị: được dành cho nhà sản xuất để đề cập đến các thiết bị sử dụng trong khí quyển gây nổ.
- ATEX 137 hay chỉ dẫn ATEX khu vực làm việc: quy định cho người sử dụng thiết bị đề cập đến các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động từ khí quyển gây cháy nổ.
Như hình trên, chúng ta có thể thấy một nhãn ATEX thương thấy trên các thiết bị trong công nghiệp. Ý nghĩa của nó như sau:
- Đạt tiêu chuẩn chống cháy nổ trong công nghiệp ATEX 95
- Nhóm II: thiết bị hoạt động trên mặt đất
- Mục 3: sử dụng cho vùng 2 và 22
- Vùng 2: Môi trường làm việc khí với chất gây cháy nổ xuất hiện trong thời gian ngắn
- Vùng 22: Môi trường làm việc bụi với chất gây cháy nổ xuất hiện trong thời gian ngắn
- Mức độ bảo vệ thiết bị: tăng cường an toàn
- Giới hạn nhiệt độ bề mặt tối đa là 135 độ C
- Chuẩn bảo vệ: IP67
Chuẩn bảo vệ IP các bạn có thể tham khảo ở bảng trên. Đối với IP68 thì thiết bị có thể chống bụi xâm nhập và có thể ngâm liên tục trong nước.
- Chỉ dẫn CE
Nhãn CE là nhãn bắt buộc phải có trên hàng hóa khi muốn đưa vào thị trường châu Âu. Nhãn CE này chú trọng đến vấn đề an toàn cho người sử dụng hơn là chất lượng sản phẩm. Vì vậy đây là nhãn phổ biến trong các thiết bị dân dụng, công nghiệp.
Vậy tóm lại, đối với các thiết bị trong công nghiệp làm việc trong môi trường cháy nổ chúng ta chỉ cần quan tâm đến nhãn ATEX và đọc hiểu các thông số ghi trên nhãn là được. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về các tieu chuan chong chay no trong cong nghiep. Mọi thắc mắc xin liên hệ:
♥♥♥♥♥♥♥♥Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA♥♥♥♥♥♥♥♥
HUNG PHAT AUTOMATION TECHNOLOGY CO.,LTD
Sale manager
Kỹ Sư Cơ Điện
0931 429 989 or 0972 56 05 06 – Mr. Thành
Mail: [email protected]
Địa chỉ: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM
Website: vandieukhien.vn