Nội dung bài viết
Transistor là gì ? thyristor là gì
Có thể bạn chưa biết ?
Trái tim vận hành của con Smartphone được tích hợp ở phần vi xử lý lại có đến 2.000.000.000 linh kiện bán dẫn Transistor mosfet .

Vậy một vài nghi vấn đặt ra: Transistor dùng để làm gì ? Tại sao lại phân ra 2 transistor thuận và ngược ? Nếu muốn xác định chân của 1 dòng Transistor thì giải pháp nào nhanh và hiệu quả nhất ?
Transistor là gì

Transistor hay còn gọi tranzitor hoặc có thể coi nó như một thyristor là một loại bóng bán dẫn được tạo ra từ 3 phân lớp bán dẫn tiếp nối nhau sản sinh ra 2 tiếp điểm ghép ký hiệu là P -N. Là một loại linh kiện điện tử thiết kế khá đơn giản nhưng rất quan trọng
Dòng Transistor bao gồm 2 loại: Transistor thuận và Transistor ngược
Transistor PNP

Transistor PNP được xem như một Transistor thuận được ghép theo 3 lớp nối P-N-P. Trong đó N ( egative ) là bán dẫn cực âm và P ( ositive ) là bán dẫn cực dương
NPN Transistor

Con NPN chính là transistor ngược được hình thành từ 2 lớp P-N nối tiếp nhau. Tuy nhiên; về mức độ phổ biến thì dòng Transitor NPN được hướng tới nhiều nhất
Sự khác biệt giữa các transistor pnp và npn chính là hoán đổi cực hay còn gọi là sự đảo cực. Bạn có thể tham khảo rõ nét hình minh họa bên dưới

Ký hiệu transistor (tranzitor)
Về kí hiệu transistor trong thiết kế đối với các hãng Âu tiên tiến và Á hoàn toàn khác nhau

Đối với nhật thì các con transistor có ký hiệu dạng chữ cái A, B, C….Ví dụ: A202, C1815, D718…
Với các ông anh Mỹ thì transistor được ký hiệu là chữ cái 2N….. Ví dụ như: 2N586 hay 2N460 chẳng hạn
Còn các bác china thì số 3 đứng đầu tiếp đó là 2 chữ cái nối tiếp với 2 con số phía sau. Ví dụ: 3cp45, 3ap58….
> Mặc dù mỗi nơi có 1 kỹ hiệu và độ bền khác nhau. Nhưng về căn bản thì đều có chung một ứng dụng nhất định.
Ví dụ một vài thiết bị có tích hợp Transistor như cảm Bộ chuyển đổi tín hiệu trong lớp boar mạch của nó có tới hàng ngàn con Transistor xử lý hoặc cảm biến áp suất tích hợp Transistor điều khiển on/off…..
Ứng dụng của transistor trong thực tế
Transistor ( thyristor )được ứng dụng rõ ràng nhất trong việc đóng vai trò là một dòng linh kiện hỗ trợ khuếch đại tín hiệu yếu thành mạnh – Nhỏ thành lớn….

Ví dụ:
Bình thường chúng ta nói chuyện tất nhiên âm lượng ở nơi xa sẽ không nghe thấy. Tuy nhiên; khi nói chuyện thông qua một con micro thì mọi chuyện hoàn toàn khác hẳn. những người ở nơi xa có thể nghe thấy
Hoặc Nghe nhạc trên máy tính nhỏ. Bật bluetooth kết hợp phát ra cái loa bự thì âm thanh rất hay và hoành tráng

Để làm được điều đó. Chính các nhà sản xuất đã tích hợp các link kiện Transistor để tạo một mạch khuếch đại âm thanh đơn giản và đây là một trong những công dụng quan trọng của transistor
Ngoài ra; con Transistor còn được sử dụng như một dòng công tắc đóng ngắt thiết bị như motor…. Hoặc tại các khu vực báo cháy tòa nhà hay khách sạn cũng có tích hợp Transistor để điều khiển xịt nước khi có đám cháy trong tòa nhà
Cấu tạo của transistor
Con Transistor có cấu tạo rất nhỏ. Tạo nên từ một loại bán dẫn Silic. Vì vậy người ta thường gọi nó là linh kiện bán dẫn

Theo nguyên tắc hóa học. Thì liên kết được tạo như sau:
1 con nguyên tử Silic nó sẽ kết nối thêm với 4 con Silic sát nó. Và 1 trong 4 Silic này lại nối tiếp với 4 Silic khác…. Tạo thành 1 thể
Và tất nhiên; Silic hoàn toàn không dẫn điện. Vì vậy các nhà sản xuất linh kiện phải phối hợp và khắc phục bài toán này để tạo ra 1 dòng Transistor có tính dẫn điện cực kỳ hoàn hảo
Nguyên lý làm việc của transistor PNP – NPN
Nhìn mạch trên hình dung nguyên lý hoạt động của con tranzito không hề khó. Trong trường hợp này ta sẽ cấp 2 nguồn để thuận lợi cho việc vận hành con Transistor

Dựa vào cách mắc transistor ở hình minh họa phía trên. Đầu tiên tạo ra nguồn DC cho 2 đầu cực Transistor bao gồm cực dương là C và cực âm là E
Song song đó ta đẩy thêm một nguồn DC khác vào cực Dương B và âm E. Tới đây nó sẽ xảy ra 2 trường hợp nhất định:
Công tắc lúc mở chắc chắn IC sẽ về vị trí 0. Lý do rất đơn giản vì không có dòng điện chạy qua mặc dù 2 cực C – E đã được cấp nguồn trước đó
Trường hợp 2 là công tắc nối lại lúc này dòng điện IB xuất hiện theo nguyên tắc điện sẽ thông qua bộ nguồn dương thứ 2 Ube rồi thông qua công tắc đi về BE âm. Lúc này dòng điện IC truyền qua CE giúp bóng đèn sáng.
Các loại transistor công suất lớn thông dụng

Bạn có thể tham khảo thêm các dòng Transistor có công suất lớn tại của hàng linh kiện. Hoặc chúng ta cũng có thể hoán chuyển bằng cách sử dụng các loại Transistor công suất nhỏ mắc nối tiếp nhau
Phần này ở bài sau mình sẽ chia sẻ nhiều hơn. Bây giờ ! Sẽ giúp bạn đọc xác định chân Transistor thông qua đồng hồ VOM nhằm thuận lợi trong việc tạo sơ đồ đấu dây cho loại tranzito này
Cách xác định chân transistor
Việc đo xác định xem trong các chân Transistor thì chân nào là cố định và là loại PNP hay NPN hoàn toàn không khó khăn gì

Các bạn chỉ cần sử dụng con đồng hồ đo VOM đem đo các chân Transistor . Mặc dù; bản chất Transistor có tới 3 chân nhưng khi phân cặp đo ta đo theo chiều thuận và đảo ngược lại nên tổng đo ở đây sẽ xuất hiện 6 lần đo
Trong đó; chắc chắn 2 lần xuất hiện kim đồng hồ VOM nhảy lên. Và trong 2 lần đó ta sẽ biết được chân cố định là chân nào
Tất nhiên; nếu chân cố định màu đen thì là loại Transistor PNP và còn màu khác thì là Transistor NPN.
Bảng tra cứu transistor thông dụng
Mặc dù transistor rất đa dạng; nhưng dưới đây tôi xin chia sẻ một vài dạng transistor có công suất nhỏ thường sử dụng trong các thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuấ
