Biến trở là gì ? Như thế nào gọi là biến trở volume 3 chân ?
Biến trở đối với dân kỹ thuật chúng ta rất quan trọng. Đây là một trong những yêu tố quyết định khâu vận hành sản xuất các loại thép, đồng, các linh kiện máy móc …. Vậy tác dụng của biến trở như thế nào trong sản xuất ? Mắc mớ gì phải đưa tín hiệu biến trở ra 4-20mA | 0-10V
Biến trở là gì ?
Tại anh em không để ý : Biến trở có tên gọi tiếng anh là Variable Resistor. Thực ra nó là một con điện trở di chuyển linh hoạt theo mong muốn của người sử dụng. Dân kỹ thuật mình hay gọi là con chiết áp 3 chân.
Không những thế độ nhuyễn trong khi hiệu chỉnh con biến trở điện trở dùng trong kỹ thuật rất nhạy nhưng yêu cầu sử dụng loại tốt mới có tính chính xác cao
Tuy nhiên; nhiều trường hợp người ta muốn đưa tín hiệu biến trở về dạng analog 4-20mA hoặc 0-10V nhằm mục đích giúp các plc đọc trực tiếp tín hiệu này
Vậy ” có cách nào ” để đưa được tín hiệu biến trở về dạng 4-20mA 0-10V hoặc 0-5v ….Bạn coi ngay bài này cho tôi:
Chuyển đổi tín hiệu biến trở ra 4-20mA
Làm luôn cho nóng vì căn bản bộ này cực hay – Đa dạng nhiều chức năng – Ngoài việc; đưa về dạng biến trở 4-20mA thằng nhỏ còn có chức năng đánh tan độ nhiễu rất hiểu quả….
Ký hiệu biến trở là gì
Biến trở được ký hiệu là ohm. Nói trắng ra nó mang đơn vị của con điện trở. Nhưng con này thể hiện là sự dao động khoảng cách nằm trong phạm vi cho phép
Ví dụ:
Con điện trở 10k. Tức là fix cố định con này luôn ở vị trí 10k
Nhưng đối với anh chàng biến trở thì hoàn toàn khác: Biến trở 10k tức là con này có thể hiệu chỉnh trải dài từ 0-10k. Điều này có nghĩa là ta có thể chỉnh nó thành con điện trở 1k – 3k -5k ….Tùy ý
Cách đọc giá trị biến trở
Việc đọc giá trị biến trở không hề khó. Vì căn bản trên con biến trở chỉ có một vài ký hiệu chính thể hiển trở kháng và dòng điện cho phép chạy qua
Ví dụ:
Tác dụng của biến trở
Vậy biến trở dùng để làm gì ?
Ví dụ luôn:
Từ hình ảnh minh họa phía dưới. Bạn có thể sử dụng con biến trở hiệu chỉnh cho đèn sáng dần từ từ hoặc từ sáng chuyển dần sang từng mức tối cho đến khi tắt hẳn
Nếu là dân kỹ thuật. Hẳn các bạn đã từng tham quan các nhà máy sản xuất thép Nếu không phải dân kỹ thuật mà muốn tìm hiểu thì anh em lên google thôi !
Tại nhà máy sản xuất thép có một khâu gọi là uốn thép. Và để uốn được những khung thép hoặc thanh thép như ý muốn: Tròn; hình chữ S, chữ L…. Thì công dụng của biến trở là truyền tín hiệu về plc để điều chỉnh máy móc thiết bị uốn thép theo ý muốn
Ngoài ra; Các chức năng thường ngày ta hay sử dụng như đài radio hoặc nút vặn chỉnh tiếng to nhỏ của tivi hồi xưa…… đều được tích hợp các con biến trở
Cấu tạo biến trở
Theo tôi nghĩ. Trong nghành kỹ thuật thì con biến trở ! Chắc mỗi nó là có cấu tạo đơn giản nhất
Mặc dù nói là biến trở 3 chân nhưng cấu tạo 3 chân gồm 2 dầu chân biến trở cố định và một con chạy nhằm biến đổi tín hiệu điện trở liên tục
Phía ngoài có một lớp vỏ nhựa bảo vệ. Bên trong là cuộn dây đồng nhiều hợp kim tạo thành với điện trở suất lớn nhỏ tùy thuộc vào phạm vi hoạt động người sử dụng yêu cầu
Nối với lớp nhự bảo vệ là một thanh inox dài độ 20mm dùng để vặn con trở chạy nên thường người ta hay gọi ” biến trở volume 3 chân “
Các loại biến trở
Xét về hình dáng kết cấu ta có tới 3 loại biến trở bao gồm:
- Biến trở con chạy
- Biến trở tay quay
- Và biến trở than
Trong đó; dòng biến trở con chạy được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp test thử nghiệm sản phẩm – Áp dụng vào nhiều dây chuyền vận hành sản xuất…
Xét về cấu tạo chân biến trở ta có:
- Biến trở 2 chân
- Biến trở 3 chân
- Và biến trở 5 chân | 6 chân
Tất nhiên; dòng biến trở 3 chân chúng ta gặp khá nhiều !
Xét về phạm vi hoạt động ta có:
Biến trở 5K
Biến trở 10k
Hay các loại biến trở có công suất lớn như:Biến trở 50k – 100k – 150k…..
Sơ đồ chân biến trở 10k
Đây là sơ đồ con biến trở 3 chân dạng tay quay
Dưới đây sẽ ví dụ bằng ảnh mình hóa để các bạn dễ hình dung cách thức di chuyển của con biến trở núm vặn dạng xoay
Cách xác định chân biến trở 50k
Việc xác đinh chân các loại biến trở khá dễ. Chỉ cần một con đồng hồ VOM là xử lý ok ! Tất nhiên; trong tay các anh em kỹ thuật tôi nghĩ luôn có con VOM đồng hành
Ta cứ lấy 2 kim dò của con đồng hồVOM cắm vào 2 trong 3 chân con biến trở. Sau đó sử dụng núm vặn kiểm tra thôi.
Ví dụ:
Cấm vào chân 1-2 con biến trở vặn không thấy động tĩnh gì. Cắm chân 2-3 sau khi vặn thấy giá trị điện trở thay đổi thì chân 3 chính là chân chạy.
Đối với các chân biến trở khác chúng ta cũng xử lý tương tự !
Cách mắc biến trở 3 chân 100k
Với cách mắc chiết áp 3 chân này bạn có thể mắc các loại biến trở 5k 10k… !
Đối với cách chuyển đổi tín hiệu ohm từ biến trở ra tín hiệu analog 4-20mA 0-10V; ta phải mắc biến trở với bộ chuyển đổi như thế nào ?
Kham thảo thêm: