Bộ cách ly tín hiệu 0-10V. Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA ; Bo cach ly tin hieu 0-10V. Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA Z109REG2 ; Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V. Cách ly tín hiệu 4-20mA ; Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA Z110S 1 kênh.
Hiện nay, các thiết bị đo lường như cảm biến nhiệt độ, áp suất; cảm biến đo mức hay các thiết bị ngoại vi khác được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp. Ngoài ra, các thiết bị điều khiển như PLC, SCADA, HMI là những thiết bị không thể thiếu. Việc tín hiệu truyền trong môi trường khắc nghiệt như thế sẽ rất dễ bị nhiễu; méo dạng do sóng hài biến tần; động cơ điện công suất lớn gây ra là không thể tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi các thiết bị phải có một bộ cách ly chống nhiễu riêng để đảm bảo tín hiệu ngõ ra luôn chính xác.
Trên thực tế, hầu hết các bộ chuyển đổi tín hiệu đều được trang bị bộ cách ly. Nhưng phần lớn giá trị của bộ cách ly thấp và không thể thực hiện tốt nhiệm vụ cách ly chống nhiễu. Vì thế đòi hỏi phải có các bộ cách ly tín hiệu 0-10V; 4-20mA chuyên biệt để thực hiện nhiệm vụ cách ly.
Bộ cách ly tín hiệu 0-10V 4-20mA của Seneca
Bộ cách ly tín hiệu 0-10V của Seneca được trang bị isolator lên đến 3750 Vac. Đảm bảo tín hiệu ngõ ra được cách ly hoàn toàn với tín hiệu ngõ vào và nguồn. Đối với các hãng khác, thường isolator chỉ 1500 Vac nên không thể đáp ứng nếu như môi trường hoạt động khắc nghiệp. Một ưu điểm nữa của bộ cách ly tín hiệu 0-10V là khả năng đọc được nhiều loại tín hiệu khác nhau như: mA, V, Ohm, RTD, NTC, TK C….
Ngoài tín hiệu ngõ ra 4-20mA hoặc 0-10V thì bộ cách ly Z109REG2-1 còn có ngõ ra relay. Đây cũng là một điểm rất hiếm gặp ở các bộ chuyển đổi tín hiệu khác.
Như hình trên, chúng ta có thể thấy ứng dụng của ngõ ra relay đối với bộ cách ly tín hiệu 0-10V Z109REG2-1. Với ngõ ra này chúng ta có thể đưa về đèn arlam để cảnh báo mức, quá áp, quá dòng…..
Cách đấu dây tín hiệu cho bộ cách ly tín hiệu 0-10V Z109REG2-1
Để bộ cách ly hoạt động ổn định và chính xác thì việc đấu dây đúng là hết sức quan trọng. Do bộ cách ly Z109REG2-1 có thể đọc được nhiều dạng tín hiệu khác nhau nên tùy vào dạng tín hiệu mà sẽ có cách đấu dây riêng.
Như hình trên, chúng ta có thể thấy được cách đấu dây chi tiết của từng loại tín hiệu. Nếu là tín hiệu 4-20mA thì cần xác định nó là passive hay active mà đấu vào chân 10; 11 hay 7; 11 cho đúng.
Còn đối với ngõ ra, bộ cách ly tín hiệu 0-10V chỉ có 1 kênh analog và 1 kênh ralay ; nên việc đấu dây sẽ đơn giản hơn. Việc xác định tín hiệu ngõ ra là 0-10V hay 4-20mA tùy thuộc vào cách cài đặt qua DIP SW trên thiết bị.
Trong một số trường hợp, yêu cầu tín hiệu ngõ ra 2 kênh độc lập 0-10V; 4-20mA nhưng không yêu cầu giá trị bộ cách ly quá lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể chọn bộ chia tín hiệu 4-20mA với isolator 1500 Vac.
Tóm lại, việc chọn bộ cách ly có giá trị lớn hay nhỏ phụ thuộc vào môi trường hoạt động thực tế của thiết bị và mục đích sử dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:
Công ty TNHH Kỹ thuật Tự động Hưng Phát
Sale manager
Kỹ Sư Cơ Điện
0972 56 05 06 – Mr. Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Website: www.vandieukhien.vn
Đ/C: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM