Bộ hiển thị áp suất hãng Seneca – Italy
Áp suất là gì ? Tại sao phải hiển thị áp suất ? Cách hiệu chỉnh và đấu dây bộ hiển thị áp suất như thế nào ? Hướng dẫn chọn loại cảm biến áp suất rẻ có độ chính xác cao để có chi phí thấp nhất
Áp suất là gì
Áp suất một loại lực đẩy của các dòng lưu chất như khí, lỏng, rắn tác động lên bề mặt một thiết bị cố định một cách vuông góc. Ví dụ: dòng nước hoặc dòng khí di chuyển trên đường ống cũng tạo ra áp suất. Nước chảy càng mạnh thì áp lực ép vào đường ống càng lớn
Đổi đơn vị áp suất bar / Mpa / Psi
Mặc dù cùng đo áp lực trên một đường ống nhưng các thiết bị đo này lại sử dụng các đơn vị đo áp suất khác nhau tùy vào từng hãng sản xuất.
Tuy nhiên; khi thay thế cảm biến áp suất chúng ta không nhất thiết phải chọn đúng đơn vị ghi trên thiết bị cũ vì tránh trường hợp hàng không có sẵn trong nước ảnh hưởng làm gián đoạn dây chuyền sản xuất
Dưới đây là bảng quy đổi linh động các đơn vị đo áp suất để chúng ta có sự đa dạng trong khi lựa chọn hàng thay thế
Ví dụ: Ta đang sử dụng cảm biến áp suất ghi dãy đo 0-16 Mpa. Trường hợp hàng bị hư trong lúc sản xuất cần thay thế ngay. Tuy nhiên; đơn vị 16 Mpa cần đặt hàng và không có sẵn lúc này ta nên chuyển sang dùng cảm biến 160 bar ( Vì 1 Mpa = 10 bar = 145 Psi )
Tại sao phải hiển thị áp suất
Chúng ta sử dụng bộ hiển thị chỉ đơn giản là đọc tín hiệu analog từ cảm biến đo áp suất sau đó hiển thị trên màn hình giúp người sử dụng nhận biết được áp suất hiện tại trên khu vực đo là bao nhiêu
Lúc nào cần điều khiển áp suất ?
Khi sử dụng bộ hiển thị đa phần các khách hàng đều yêu cầu dùng thêm options relay; nhằm mục đích kiểm soát vấn đề sụt áp hoặc quá áp nhằm đảm bảo duy trì ổn định áp suất trên các đường ống cần đo
Thông số kỹ thuật bộ hiển thị áp suất
Có rất nhiều bộ hiển thị và điều khiển tín hiệu áp suất trên thị trường hiện nay. Trung quốc có ! Châu Âu có và G7 cũng có.
Mặc dù ưu điểm của các hãng trung quốc là giá rẻ nhưng xài không ổn định – Sai số cao; mặc dù ghi bảo hành 1 đổi 1 nhưng khi xảy ra sự cố kiếm cớ và không bảo hành. Đặc biệt; hầu hết chỉ bán không hề chỉ cách calip và đấu dây. Cuối cùng là khách hàng tự mò mẫm trên catalog kèm theo
Thằng Âu và G7 thì ngược lại. Giá cao nhưng cái ta được là độ ổn định lâu dài, có CO/CQ – Độ chính xác cao. Và họ sẵn sàng đổi hàng có sẵn ngay cho bạn trong trường hợp hàng lỗi
Dưới đây là một vãi thông số kỹ thuật chung:
- Nguồn cấp 24V hoặc 220V
- Màn hình hiển thị: 1 hoặc 2 dòng. Hiển thị 4 – 6 – 8 – 10 số tùy vào options
- Độ chính xác dao động 0.05% – 0.1% tùy options
- Kích thước 96x48x98 mm
Các bộ hiển thị áp suất hãng Seneca – Italy
[ S315 Seneca ]
Là bộ hiển thị S315 chuyên về áp suất với độ chính xác cao 0.05%. Bộ này nhận trực tiếp tín hiệu 4-20mA dạng 2 dây output ra từ các loại cảm biến áp suất sau đó hiển thị trực tiếp trên màn hình
Đây là dòng thiết bị hiển thị áp suất seneca nằm trong phân khúc giá rẻ với tính tin cậy rất cao
[ S311A-4-H Seneca ]
Bộ hiển thị áp suất S311A-4-H được xem là thiết bị hiển thị đa năng. Mặc dù chỉ 1 input đầu vào và 1 output đầu ra nhưng dòng màn hình hiển thị 4 số này nhận trực tiếp được:
- Tín hiệu analog 4-20mA như dòng S315. Ngoài ra; còn nhận được dòng 0-10V
- Nhận trực tiếp tín hiệu output ra từ các thanh đo nhiệt độ trong nhà máy
- Nhận tín hiệu output từ các loại biến trở
- Bên cạnh đó đồng hồ hiển thị seneca S311A còn có khả năng output thêm 1 tín hiệu analog về các thiết bị khác
[ S311A-4-H-0 Seneca ]
Bộ điều khiển áp suất S311A-4-H-O là một options của dòng S311A. Ngoài việc đáp ứng được tất cả các chức năng trên. Dòng đồng hồ này còn được tích hợp thêm 2 relay điều khiển áp suất ở 2 mức cao và thấp nhằm đảm bảo ổn định áp suất lưu chất truyền trên đường ống
Ngoài ra; đồng hồ seneca S311A-4-H-O còn dùng làm bộ hiển thị có khả năng truyền thông RS485 đưa về máy tính hoặc tạo mạng truyền thông dữ liệu trên internet
[ S312A Seneca ]
Bộ hiển thị và điều khiển áp suất S312A mặc dù về căn bản phần input khá giống với các dòng hiển thị S311A.
Tuy nhiên; điểm nhấn của dòng này chính là khả năng output 1 analog và 4 relay điều khiển. Thông thường loại này chuyên sử dụng trong trường hợp đo mức nước điều khiển 2-3 bơm luân phiên đóng ngắt
Cách đấu dây bộ hiển thị áp suất
Vấn đề đấu dây khá đơn giản. Trên mỗi thiết bị hiển thị và điều khiển của hãng seneca đều được tích hợp sơ đồ đấu dây input và output từng thiết bị
Do bộ S311A dùng khá phổ biến nên ở đây mình sẽ hỡ trợ bạn đọc một vài ví dụ về cách đấu dây thiết bị này:
Quan trọng nhất là nguồn vào. Nếu đấu sai nguồn vào sẽ dẫn đến hư hỏng thiết bị. Do vậy ta phải kiểm tra kỹ nguồn vào là 24V hay 220V.
Input đầu vào ở đây khá nhiều. Nhưng trong trường hợp hiển thị áp suất 4-20mA ta đấu như sau:
Chân dương và âm của cảm biến đấu lần lượt theo thứ tự vào các chân 9 và 7. Sau đó cầu nối 2 chân 7 và 8 bằng 1 dây điện khác
Dưới đây là hình ảnh thể hiện các options output đầu ra của thiết bị seneca S311A
Cách cài đặt bộ hiển thị và điều khiển áp suất
- Đầu tiên cấp nguồn cho bộ hiển thị hoạt động.
- Sau đó; dùng 2 ngón tay nhấn cùng lúc phím OK và phím mũi tên xuống để màn hình hiện lên chữ CONF. Tiếp đó bấm mũi tên lên để chuyển sang chữ INPUT
- Tại đây bấm OK ra chữ YPE. Là nơi chọn input đầu vào. Hiện tại; ta đang chọn 4-20mA vì vậy chọn số 2 bằng cách bấm mũi tên lên 2 lần cho hiển thị số 2
- Tiếp đó bấn OK ra LO-E là điểm min chọn số 4. Bấm OK ra HI-D chọn max số 20 rồi bấm OK liên tục cho ra lại input
- Bấm mũi tên lên từ chữ INPUT sẽ chuyển sang SCAL
- Sau đó bấm OK ra LO-D ” Đây là phạm vi đo min áp suất tương ứng 0 bar “
- Bấm tiếp OK ra HI-D ” Đây là điểm max của áp suất. Ví dụ max 10 bar chọn số 10.
- Tiếp đó; bấm OK liên tục cho ra lại chữ SCAL. Bấm mũi tên lên liên tục để ra chữ E.H.I sau đó bấm OK là xong
- Nếu cần điều khiển áp suất ta chọn thêm phần option A.L.1 và A.L.2
Hướng dẫn chọn cảm biến áp suất
Ngoài việc chọn cho mình 1 thiết bị hiển thị hợp lý. Bạn vẫn nên cân nhắc việc chọn các thiết bị cảm biến đo áp suất. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm:
- Môi trường đo là chất ăn mòn hay không ăn mòn ? Cần tích hợp chuẩn EX không ?
- Phạm vi đó áp suất như thế nào ?
- Cần độ chính xác cao trong khi đo không ?
- Đặc biệt là đo áp suất hay đo chênh lệch áp suất giữa 2 điểm
- Tín hiệu output ra là gì ? analog hay modbus
- Cần hiển thị màn hình trực tiếp hay chỉ cần đo và hiển thị ở nơi khác
- Kết cấu chân ren đường kính bao nhiêu ? Chân ren thường hay loại kết nối cơ khí dạng mặt bích
Tham khảo thêm thiết bị kiểm tra cảm biến áp suất bị hư:
Báo giá bộ hiển thị áp suất Seneca – Italy
Mua các loại đồng hồ hiển thị hãng seneca và các loại cảm biến áp suất ở đâu là hợp lý. Ngoài ra; seneca còn phân phối các thiết bị nào tại việt nam mà bạn chưa biết ? Bạn có thể liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn:
HUNG PHAT AUTOMATION TECHNOLOGY CO.,LTD
Trưởng Phòng Kinh Doanh
Kỹ Sư Cơ Điện
0931 429 989 – 0972 56 05 06 – Mr. Thành
Mail: [email protected]
Địa chỉ: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM