Nội dung bài viết
Công tắc hành trình là gì ? Công tắc tơ là gì ? Aptomat là gì
Công tắc hành trình là gì
Thiết bị công tắc hành trình tiếng anh là switch journey là một dạng công tắc trong nhà máy sử dụng để chuyển hóa một số động cơ thành điện năng nhằm mục đích hỗ trợ các vấn đề giám sát và điều khiển các thiết bị trong dây chuyền sản xuất
Ký hiệu công tắc hành trình
Thực ra; ký hiệu của các dòng công tắc này luôn linh động không theo một kiểu nào cố định nên không có ký hiệu chung. Mỗi hãng có một ký hiệu hoàn toàn khác nhau; đây cũng là ưu điểm đặc trưng phân biệt từng hãng thiết bị
Ứng dụng coông tắc hành trình
Dòng công tắc hành trình được dùng để tự động đóng ngắt làm thay đổi sơ đồ của mạch điện điều khiển ở dạng thường đóng thường mở kiểu ON/OFF.
Mục đích chính là điều khiển tự động hành trình làm việc của các thiết bị . Đồng thời; nó có thể tự động ngắt mạch ở cuối hành trình trong trường hợp xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn tuyệt đối của các thiết bị
Với những chức năng điều khiển đóng ngắt này ta cũng thường thấy ở các thiết bị điều khiển nhiệt độ, điều khiển áp suất hoặc là các loại công tắc dòng chảy……
Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa thực tế một số ứng dụng chính của các loại công tắc hành trình dùng phổ biến nhất
Công tắc hành trình thang máy là công tắc sử dụng để lắp đặt tại vị trí thang máy. ở đầu và ở cuối hành trình của thang máy
Các loại công tắc hành trình
Trên thị trường hiện nay; có rất nhiều loại công tắc hành trình được thiết kế khác nhau để đáp ứng tương thích với từng nhu cầu – chức năng sử dụng và thậm chí là phù hợp về cách lắp đặt – Tính chính xác – Mức chịu nhiệt…..
Một vài loại công tắc hành trình dùng phổ biến như:
Công tắc hành trình 2 chiều
Hay còn gọi là công tắc hành trình kiểu tế vi dùng trong trường hợp yêu cầu của nhà máy sử dụng thiết bị công tắc có độ chính xác cao với 2 tiếp điểm thường đóng và thường mở
Công tắc hành trình kiểu đòn
Là công tắc sử dụng trong trường hợp hành trình tác động chuyển đổi trong thời gian khá dài.
Công tắc hành trình kiểu nút ấn
Là dạng công tắc được thiết kế rất cứng cáp và chịu va đập mạnh sử dụng lắp đặt trên các đế cách điện nhằm output ra 2 dạng tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động để điều khiển
Các hãng công tắc hành trình thường dùng
Công tắc hành trình Omron
Hãng Omron được xem là hãng khá lớn đối với các hãng có xuất xứ Châu Á với mức giá tương đối ok.
Hầu hết ai cũng biết tới hãng này do sử dụng phổ biến có độ bền cao. Bên cạnh đó công tắc Omron có nhiều loại phù hợp các yêu cầu trong nhà máy và là hãng có mặt tại Việt Nam rất lâu đời
Nhiều đơn vị mặc định các thiết bị công tắc hành trình hãng Omron có xuất xứ nhật. Thực tế; mặc dù loại hàng này dùng ok nhưng xuất xứ chính là ở trung quốc. Một công ty của nhật lấy link kiện trung quốc về ráp lại
Công tắc hành trình Hanyoung
Các loại công tắc hành trình Hanyoung có xuất xứ hàn quốc mặc dù có thâm niên lâu đời nhưng mới chỉ làm đại diện ở Việt Nam độ 4 năm trở lại đây. Công tắc Hanyoung có một lợi thế lớn đó là giá rẻ hơn thằng Omron
Mặc dù có xuất xứ hàn quốc nhưng công tắc hành trình hãng Hanyoung có độ bền tương đối cao. Hanyoung chỉ có các dòng cảm biến và đồng hồ là không chính xác lắm còn công tắc tương đối ok
Cấu tạo công tắc hành trình
Tùy thuộc vào từng vị trí khu vực lắp đặt và tính chính xác cao mà công tắc hành trình được phân làm nhiều loại
Trong bài viết này; mình xin chia sẻ cấu tạo công tắc hành trình chuyên dụng và có tính phức tạp nhất:
Cấu tạo của công tắc hành trình gồm 12 bộ phận chính
- Con lăn
- Đòn
- Lò xo
- Then khóa
- Tiếp điểm tĩnh
- Tiếp điểm động
- Đĩa quay
- Con Lăn
- Lò xo
Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình
- Đầu tiên chúng ta cấp nguồn cho công tắc hành trình. Loại công tắc này được phân làm nguồn cấp 12V hoặc 220V
- Sau khi cấp nguồn con lăn số 1 được tác động, đồng thời đòn của thiết bị lập tức quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Tại đây con lăn số 10 dựa vào lực lò xo sẽ làm cho đĩa quay hoạt động. Lúc này 2 cặp tiếp điểm số 5 và số 6 mở ra và số 7 + 8 đóng lại. Lò xo ở vị trí số 3 sẽ chuyển đổi đòn số 2 về vị trí lúc đầunếu như không có vật thể gì tác động lên con lăn 1. Nhiệm vụ của 2 then khóa là cố định vị trí tại tiếp điểm thường đóng
Cách đấu công tắc hành trình 12V
Công tắc hành trình 12V có nghĩa là công tắc sử dụng nguồn nuôi 12V
- Đầu tiên ta ta đấu dây nguồn từ công tắc hành trình vào dây nguồn nuôi 12V. Sau đó đấu dây dẫn nguồn về cổng COM của thiết bị công tắc
- Tiếp theo; đấu dây điều khiển vào phần điều khiển của công tắc hành trình
- Cuối cùng đấu nối dây dẫn điều khiển vào vị trí thường đóng nếu chúng ta muốn ngắt hoặc thường mở theo yêu cầu
Công tắc tơ là gì (Contactor là gì)
Thiết bị công tắc tơ có tên tiếng anh là Contactor là thiết bị cũng output tín hiệu dùng để đóng ngắt một cách liên tục các mạch điện trong boar mạch. Loại công tắc tơ có khả năng chịu được các dòng tải lớn ở các khu vực hạ áp nhằm điều khiển nguồn các động cơ bằng cách điều khiển từ xa. Đây là công dụng chính của các dòng công tắc tơ
1 Contactor có thể chịu tải và điều khiển mạch điện ở mức 500V đối với dòng áp và 600A đới với dòng Ampe
Còn Aptomat ở việt nam thường gọi là áp tô mát ( CB ) là thiết bị điện dùng để cấp nguồn hoặc bảo vệ quá tải dòng hoặc ngắn mạch…. Phần này mình sẽ đi chuyên sâu hơn ở bài chia sẻ sau.
Có 2 loại công tắc tơ đó là loại 1 pha và loại 3 pha
Công tắc tơ 1 pha
Các loại công tắc tơ 1 pha hay còn gọi công tắc tơ 1 chiều DC của ổ điện trong nhà. Nó được thiết kế công tắc gồm 2 dây ra đó là dây nóng và dây nguội
Ví dụ: Trời mưa to có nước nhiễm vào bất kì 1 khu vực nào có điện trong nhà thì lập tức công tắc tơ tự đóng ngắt việc cấp điện để tránh xảy ra chập mạch điện trong nhà
Hoặc dòng điện tự nhiên quá tải hay xảy ra sự cố cháy nhà…. Các công tắc tơ xe ngắt xem như mất điện đảm bảo an toàn
Công tắc tơ 3 pha
Dòng công tắc tơ 3 pha là dạng công tắc tơ xoay chiều AC gắn tại các trạm điện hoặc trong tủ các cột điện bao gồm 3 dây
Cấu tạo công tắc tơ
Bao gồm 1 nam châm điện, các tiếp điểm và vi mạch bảo vệ tiếp điểm Trong đó:
- Nam châm điện là thành phần chính tạo lực hút
- Tiếp điểm sử dụng để đóng ngắt thiết bị
- Còn vi mạch bảo vệ tiếp điểm có chức năng loại bỏ tia lửa điện khi chuyển mạch tránh làm cháy các tiếp điểm
Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ
Đầu tiên; ta cấp nguồn điện cho công tắc tơ và 2 đầu cuộn dây. Lúc này dòng lực từ được tạo ra biến phần lõi dây quấn từ di động tạo ra một mạch kín. Trong trường hợp này contactor đang ở trạng thải hoạt động
Bên cạnh đó; nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này.
Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì công tắc tơ ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Các tiếp điểm của contactor
Tiếp điểm thường mở
Là tiếp điểm làm thay đổi sơ đồ vi mạch. Khi tiếp điểm này hở ra đồng nghĩa với việc contactor đang hoạt động
Tiếp điểm thường đóng
Là loại tiếp điểm kết nối các mạch lại với nhau. Tiếp điểm này đóng lại đồng nghĩa với việc Contactor ở trạng thái ngưng hoạt động
Tiếp điểm phụ của contactor
Là tiếp điểm được thiết lập sử dụng cho các dòng điện có tải nhỏ dưới 5 Ampe và cũng được thiết kế 2 tiếp điểm thường đóng và thường mở
Tiếp điểm chính của contactor
Là tiếp điểm chuyên dùng cho các khu vực có tải lớn dao động trên 10A tới mấy chục ngàn Ampe. Đây được xem là một tiếp điểm thường mở
Hy vọng bài chia sẻ công tắc hành trình là gì sẽ mạng lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc