Nội dung bài viết
Contactor là gì ? Công tắc tơ là gì ? Khỏi động từ là gì ? Khí cụ điện là gì ?
Contactor ( Khí cụ điện áp). Một trong những dòng công tắc bắt buộc các đơn vị sản xuất nào cũng phải sử dụng. Nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho nhiều thiết bị điện. Mặc dù cấu tạo thiết bị khá nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên; nó là thiết bị công nghiệp không thể thiếu. Vậy ! Ta sẽ tìm hiểu contactor là gì
Contactor là gì ? Khởi động từ là gì ?
Contactor là một thiết bị công nghiệp có chức năng đóng ngắt thiết bị. Ở Việt Nam chúng ta thường gọi là công tắc tơ; một số khu vực người ta gọi đó là khởi động từ. Thường có các khởi động từ 1 pha – 2 pha – 3 pha và 4 pha nhưng sử dụng phổ biến nhất là dòng khỏi động từ 3 pha
Tác dụng của khởi động từ
Thực ra; công dụng của contactor chính là một công tắc ON – OFF nguồn vào của các hệ thống điện trong công ty, tòa nhà, dây chuyền nhà máy….Đặc biệt; trong tất cả các tủ điện lớn của nhà máy chúng ta đều thấy có khời động từ contactor trong đó
Mục đích chính trong ứng dụng của công tắc tơ chính là đảm bảo an toàn cho thiết bị trong việc điều khiển và vận hành dây chuyền sản xuất
Contactor mặc dù được lắp đặt ở một khu vực A nhưng có thể điều khiển đóng ngắt các thiết bị ở khu vực B cách xa nó. Đây chính là tác dụng nổi trội của các dòng khỏi động từ
Cấu tạo công tắc tơ – Khởi động từ
Thiết kế cấu tạo con contactor rất nhỏ gọn giúp cho việc lắp đặt trong tủ điện rất linh hoạt và tiết kiệm diện tích tủ. Đồng thời; khả năng hư hỏng phải thay thế của thiết bị này không cao.
Và chúng ta có thể sử dụng các dòng contactor hoạt động trong tủ điện phải trên 5 năm
Nhờ vào sự hoàn thiện từ 3 phụ kiện chính ghép nối với nhau tạo nên một con contactor hoàn chỉnh:
Nam châm tạo từ trường: Được thiết kế bằng cách quấn cuộn dây đồng xung quanh lõi thép dày. Tích hợp thêm một cái lò xo nén đẩy để đóng bật
Boar mạch xử lý hồ quang: Sử dụng trong việc loại bỏ những hồ quang xuất hiện giúp tránh trường hợp sự đốt nóng của những hồ quang gây cháy các tiếp điểm dẫn đến độ bền của thiết bị không cao
Một dàn tiếp điểm bao gồm tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ.
Nguyên lý hoạt động của contactor (Khởi động từ )
Nguyên lý làm việc của loại công tơ điện tử dạng tự động hóa này hoạt động như sau: Chỉ cần các bạn cấp một nguồn phù hợp vào con contactor để nó hoạt động thì lập tức tiếp điểm chính của khởi động từ contactor sẽ đóng lại. Bên cạnh đó; tiếp điểm phụ tích hợp trên contactor cũng sẽ đóng. Về căn bản thì con này hoạt động điều khiển giống y chang con rơ le trung gian
Khi hết cấp nguồn thì tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ contactor sẽ trở lại trạng thái thường hở ban đầu
Tất nhiên; chúng ta phải xem trước trên thiết bị khởi động từ này xem nó sử dụng nguồn cấp DC hay AC và nguồn cấp bao nhiêu vôn
Các tiếp điểm của công tắc tơ
Tiếp điểm thiết kế trong contactor rất quan trọng. Đây là phụ kiện tích hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ đóng ngắt thiết bị của contactor. Nó bao gồm 2 tiếp điểm được thể hiện phía dưới đây
Tiếp điểm chính của contactor
Tiếp điểm chính là tiế điểm gốc. Tất nhiên tại đây dòng điện cường độ cao có thể đi qua và ta mặc định đây là một loại tiếp điểm thường hở
Dòng tiếp điểm chính của contactor chỉ đóng lại khi chúng ta ban một nguồn cấp vào con công tắc tơ để kích thích nó hoạt động
Tiếp điểm phụ của contactor
Khác với tiếp điểm chính thì con tiếp điểm phụ kèm theo trong contactor lại có 2 tiếp điểm: Thường đóng và thường mở. Tuy nhiên; dòng điện cho phép đi qua tiếp điểm này rất nhỏ và mặc định không được vượt quá 5A
Lưu ý thêm về các tiếp điểm thường đóng và thường mở:
Tiếp điểm thường đóng là gì
Tiếp điểm thường đóng là các loại tiếp điểm có khả năng kết nối lại mới nhau. Chúng ta liên tưởng chúng như 2 bờ sông vậy. Chắc chắn phải có một cây cầu bắc qua thì mới đi được
Các dòng tiếp điểm đóng cũng vậy. là cầu nối trung gian cho đường truyền các tín hiệu điện
Tiếp điểm thường mở là gì
Là một dạng tiếp điểm hở. Tức là không có sự kết nối giữa 2 tiếp điểm và đây được gọi là tiếp điểm ở trạng thái OFF
Công tắc tơ 1 pha là gì
Contactor 1 pha là thiết bị đóng ngắt sử dụng 1 hoặc 2 cực tạo ra 1 tiếp điểm đóng ngắt sử dụng nguồn điện 1 pha 220v hoặc 24v
Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha
Dưới đây là hình ảnh minh họa chi tiết cách đấu dây công tắc tơ ( khởi động từ ) 1 pha dùng tỏng dây chuyền sản xuất
Đối với nguồn điện 1 pha nó chỉ có 2 dây nóng lạnh hay còn gọi là dây mát và dây lửa. Ta cấp nguồn này vào các chân A1 – A3
Còn 2 chân A2 và A3 ta đấu nối tải
Contactor 3 pha là gì
Công tắc tơ 3 pha hay còn gọi khởi động từ 3 pha là thiết bị được tích hợp 3 cực tạo 3 tiếp điểm đóng ngắt relay khác nhau; sử dụng nguồn điện xoay chiều AC 3 pha 220V / 240V / 380 V / 480V
Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha
Dưới đây sơ đồ sẽ thể hiển rõ nét cách đấu khởi động từ 3 pha trong công nghiệp
Thực ra; cách đấu khoi dong tu 3 pha hoặc 1 pha không hề khó. Chúng ta chỉ cần để ý một chút là có thể xử lý được bất kỳ các tình huống đấu dây nào của thiết bị này. Như hình trên con công tắc tơ đang làm nhiệm vụ điều khiển bơm thông qua con công tắc mực nước
Cấu tạo công tắc tơ 1 pha và 3 pha
Chung quy vaề cấu tạo khởi động từ công tắc tơ 1 pha và 3 pha thì căn bản gần như giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về số lượng cực đóng ngắt và số lượng relay output ra
Ví dụ cấu tạo công tắc cơ 1 pha thì sử dụng một cuộn dây đồng quấn quanh lõi thép. Nhưng cấu tạo công tắc tơ 3 pha lại có tới 3 cuộn dây đồng quấn quanh 3 lõi thép. Và đây cũng có thể được xem như một loại công tắc điện dạng ON-OFF
Hiện nay; một bộ khởi động từ trên thị trường chỉ có vài trăm ngàn. Tuy nhiên; bạn nên sử dụng khởi động từ của hãng Schneider hoặc Mitsubishi – Siemens là chuẩn nhất
Hy vọng qua bài chia sẻ contactor là gì sẽ giúp bạn đọc hiểu sau hơn về thiết bị đóng ngắt này. Cần hỗ trợ gì thêm hoặc đóng góp ý kiến các bạn vui lòng comment phía dưới.
Tham khảo thêm: