Cảm biến báo mức thức ăn gia súc. Cảm biến đo mức chất rắn ; Cam bien bao muc thuc an gia suc. Cảm biến xoay báo mức xi măng ; Công tắc xoay báo đầy silo ; Cảm biến xoay báo mức hạt nhựa ; Công tắc xoay báo mức bột cám ; Cảm biến đo mức xi măng.
Các giải pháp đo mức chất rắn trong công nghiệp hiện nay rất đa dạng. Với mỗi ứng dụng nhất định sẽ có một phương pháp riêng. Thông thường đối với các chất rắn thì chúng ta chọn giải pháp đo mức bằng các loại công tắc để báo đầy báo cạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt yêu cầu giám sát mức chất rắn liên tục trong silo thì có thể sử dụng đến cảm biến radar hoặc điện dung…
Trong các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc; có nhiều silo lớn chứa thức ăn, cám hoặc nhiều loại thức ăn dạng viên khác. Đặc thù của chất rắn kiểu này là có khối lượng tải lớn; nên thông thường chọn các loại cảm biến kiểu xoay để báo đầy báo cạn. Cảm biến báo mức thức ăn gia súc kiểu xoay là giải pháp được chọn nhiều nhất trong các nhà máy hiện nay. Số lượng cảm biến xoay được sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và kích thước của silo chứa. Nhưng thông thường chỉ cần hai cảm biến để báo đầy silo và báo cạn silo là đủ.
Cảm biến báo mức thức ăn gia súc kiểu xoay DF11
Nguyên lý hoạt động của cảm biến báo mức thức ăn gia súc kiểu xoay rất đơn giản. Khi cấp nguồn thì cánh xoay của cảm biến sẽ quay liên tục. Cánh xoay chỉ ngừng khi thức ăn, cám dâng lên che đi phần cánh xoay. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến là dạng tiếp điểm thường đóng, thường mở (NC, NO). Vì thế chúng ta vẫn thường hay gọi cảm biến dạng này là công tắc báo mức kiểu xoay.
Một ưu điểm nữa của cảm biến báo mức thức ăn gia súc DF11 chính là khả năng chịu lực rất tốt. Cảm biến được làm bằng nhôm chịu lực và phần cánh xoay làm bằng inox chống ăn mòn. Vì thế, cảm biến DF11 rất thích hợp cho việc báo mức chất rắn có khối lượng tải lớn như; xi măng, nhựa hạt, cát, đá, bột mì….
Chiều dài cánh xoay cơ bản là 100mm tính từ kết nối ren. Đây là khoảng cách chịu lực tốt nhất của cảm biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp yêu cầu chiều dài cánh xoay lớn hơn thì chúng ta có thể mở rộng bằng khớp nối. Nhưng việc này sẽ làm cho khả năng chịu lực cảm biến kém hơn. Do đó, trong trường hợp này chúng ta cần cân nhắc vị trí lắp đặt hoặc chọn model khác phù hợp hơn.
Hướng dẫn cách lắp đặt cảm biến báo mức thức ăn gia súc DF11 Mollet
Đối với các cảm biến đo ON/OFF thông thường có hai kiểu lắp là; lắp từ trên xuống hoặc lắp từ ngoài thành silo vào. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện thực tế mà chúng ta chọn cách lắp phù hợp nhất.
Như hình trên, chúng ta có thể thấy được điểm cần lưu ý khi sử dụng cảm biến báo mức thức ăn gia súc kiểu xoay. Cụ thể chúng ta cần lắp cảm biến tránh nơi đổ liệu vào silo. Vì như thế sẽ làm hư hỏng hoặc có thể gãy cánh xoay của cảm biến.
Ngõ ra của cảm biến là dạng tiếp điểm nên rất thích hợp để đóng ngắt các thiết bị khác. Như hình trên, chúng ta có thể thấy được nguyên lý hoạt động của tiếp điểm ngõ ra của cảm biến. Chúng ta chỉ cần đấu dây nguồn của thiết bị cần điều khiển vào ngõ ra của cảm biến là được.
⇒⇒⇒⇒⇒⇒⇒⇒Bộ chia tín hiệu 4-20mA Z170REG-1⇐⇐⇐⇐⇐⇐⇐
Tóm lại, có nhiều phương pháp để đo mức thức ăn gia súc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:
Công ty TNHH Kỹ thuật Tự động Hưng Phát
Sale manager
Kỹ Sư Cơ Điện
0972 56 05 06 – Mr. Thành
Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn
Website: www.vandieukhien.vn
Đ/C: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM